Trong cuốn sách Trật tự thế giới (World Order, Henry Kissinger mang đến một góc nhìn sâu sắc về nguyên nhân cốt lõi của sự hòa hợp quốc tế và sự bất ổn toàn cầu. Dựa trên chính những kinh nghiệm của ông như một trong những chính khách lỗi lạc nhất của thời hiện đại - tham vấn cho các tổng thống, ngao du khắp thế giới, quan sát và định hình những sự kiện chính sách ngoại giao quan trọng của những thập niên gần đây - Kissinger giờ đây tiết lộ phân tích của ông về những thách thức tột cùng của thế kỉ 21: Làm sao dể xây dựng được một trật tự quốc tế đồng thuận trong một thế giới đầy những quan điểm lịch sử đa dạng, xung đột bạo lực, công nghệ nở rộ, và những kẻ có ý thức hệ cực đoan.
Kissinger quan sát rằng chưa bao giờ có một "trật tự thế giới" thực sự. Trong hầu hết lịch sử, các nền văn minh đã tự có những định nghĩa của mình về trật tự. Mỗi một nơi lại coi chính mình là trung tâm của thế giới và hình dung những nguyên tắc đặc trưng của mình như thể mang tính phổ quát. Trung Quốc nghĩ ra một thứ bậc văn hóa toàn cầu với ông hoàng đế đứng trên đầu. Ở châu Âu, Rome tưởng mình sống giữa những kẻ man rợ; khi Rome phân rã, người châu Âu tinh chế lại khái niệm về sự cân bằng của các nhà nước chủ quyền và tìm cách xuất khẩu nó đi khắp thế giới. Islam, trong những thế kỉ đầu, coi mình là như là thực thể chính trị chính đáng duy nhất của thế giới, và quyết tâm mở rộng nó cho tới khi thế giới trở nên hòa hợp bởi những nguyên tắc tôn giáo. Nước Mỹ được sinh ra trên niềm tin về khả năng áp dụng toàn cầu của nền dân chủ - một niềm tin đã định hình những chính sách của họ từ đó đến nay.
Dựa trên nghiên cứu sâu sắc về lịch sử của Kissinger và kinh nghiệm của ông như một nhà cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng, Trật tự thế giới đưa người đọc qua những biến cố quan trọng trong lịch sự thế giới cận đại. Kissinger đem lại một góc nhìn mới lạ trong quá trình thảo luận của những cuộc đàm phán giữa chính quyền Nixon với chính quyền Hà Nội về việc kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng như những cuộc tranh luận căng thẳng của Ronald Reagan với Tổng thống Liên Xô Gorbachev ở Reykjavík. Ông đem lại những góc nhìn thuyết phục về tương lai của mối quan hệ Mỹ-Trung, sự tiến hóa của liên minh châu Âu, và ông khám xét những bài học về cuộc xung đột tại Iraq và Afghanistan. Đưa người đọc từ phân tích của ông về những cuộc đàm phán hạt nhân với Iran tới những phản ứng của phương Tây về Mùa xuân Ả Rập và những căng thẳng với Nga về Ukraine, Trật tự thế giới gắn phân tích lịch sử của Kissinger vào những sự kiện quyết định của thời đại chúng ta.
Đầy kích thích và sáng tỏ, kết hợp bài học lịch sử với dự đoán địa chính trị, Trật tự thế giới là một công trình độc đáo mà chỉ có thể đến từ một nhà làm chính sách và ngoại giao trọn đời.