Cùng với “quắm tố Mướng” là truyện Táy Pú Xấc “Người Thái đánh giặc” là một sử thi tầm cỡ về “kể ông cha chinh chiến”… Táy ở đây dùng đa nghĩa, như “trên đường đi” gọi là Táy Tang, qua cầu là Táy Khua, đọc chữ là Táy Xư, kể chuyện là Táy Quắm Tố… Táy nghĩa là kể. Pú là ông nội, người tôn kính như “Bác”, Pú ở đây là ông cha, lãnh tụ, thủ lĩnh.
Xấc là chiến tranh: Đi trận là Pay xấc, đánh trộm là tặp xấc, dấy binh là diệt xấc, nổi loạn là xấc phản, giặc ngoại xâm là xấc chinh mương, hay xấc cướp mường, hay xấc pua mương. Mặt trận là nả xấc, cuộc chiến là Chộ xấc, đi chiếm đất là xấc to mương - “xấc” đánh nhau cả xâm lược lẫn tự vệ. Nội dung thư theo lịch sử của Quắm tố mướng, mở đầu từ Tạo Lò tới Cầm Nho (Kăm nho)là 50 đời. Sử thi viết theo lối hát “khắp” dùng rộng rãi trong sinh hoạt văn hóa đời thường và nghi lễ.