Sài Gòn đất lành chim đậu. T 1

Sài Gòn đất lành chim đậu. T 1

Sài Gòn dậy mà đi

Sài Gòn dậy mà đi

Sài Gòn tạp pín lù (Sài Gòn năm xưa II, III)

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
17974425
sách tiểu sử danh nhân phóng sự
thư viện khth
Cụ Vương Hồng Sển (1902-1996) là một nhà văn đặc biệt Nam bộ mà cũng là một học giả, một nhà cổ ngoạn có một không hai Việt Nam. Ông có một bút pháp độc đáo, duyên dáng… mà vài thập kỉ của thế kỉ XX chưa có nhà văn nào có thể so sánh được.
Vào buổi vãn niên, ông có mấy tác phẩm mà ông cho là “tâm đắc” của mình được xuất bản, trong đó có cuốn Sài Gòn tạp pín lù (tức Sài Gòn năm xưa II, III) nối tiếp Sài Gòn năm xưa I xuất bản từ năm 1962 tại Sài Gòn.
Nói như tác giả (VHS), Sài Gòn tạp pín lù là ông nhớ đâu viết đó và viết bằng máy chữ nên rất tự do, tự nhiên, chân thành và không kém thân tình. Sài Gòn tạp pín lù đến với chúng ta tuy trễ, nhưng vẫn được độc giả say sưa đọc bởi vì bút pháp cùng với văn phong cố hữu có một không hai của nhà cổ ngoạn họ Vương. Có thể nói Sài Gòn tạp pín lù như là một thứ Sài Gòn vang bóng của tác giả và của cả dân Sài Gòn từng vui buồn với đất Bến Nghé từ bao giờ cho đến bây giờ.
Đã lâu lắm chúng ta mới được thưởng thức một bữa Tạp pín lù đặc biệt. Nói là đặc biệt bởi vì người nấu và dọn cho chúng ta bữa ăn này là nhà văn, nhà học giả kiêm nhà chơi cổ ngoạn Vương Hồng Sển lão thành.
Sài Gòn tuy không có một quá khứ “nghìn năm văn vật” như Hà Nội, Huế; nhưng nơi đây lại có những “nam thanh nữ tú”, nhứt là có một cái duyên ngầm tạo được những sợi dây tình cảm cắt không đứt bứt không rời.
Trong số những người nặng tình với Sài Gòn, chúng tôi biết có nhà văn Vương Hồng Sển. Từ năm 1962, ông có cuốn Sài Gòn năm xưa (1962) mà trong bản in đầu ông từng viết:
“Đối với các bạn nhỏ, tôi (VHS) xin nói lớn:
1- Chỗ nào các bạn thấy mới, đừng sợ, ấy là tôi đã cân nhắc kĩ càng, cứ tin, cứ dùng: “coi vậy mà xài được”.
2- Chỗ nào chưa “êm”, nhờ các bạn chỉ giùm, nếu tìm cách bổ khuyết càng tốt, gọi giúp lẫn nhau, già thua trẻ không xấu, mắc cỡ bậy, hay gì?”.
Vậy Sài Gòn năm xưa I là phần nói về nguồn gốc và vị trí của thành phố Sài Gòn. Còn Sài Gòn tạp pín lù (II, III) là phần nối tiếp để nói về “nam thanh nữ tú”, về cảnh sinh hoạt của Sài Gòn khoảng 70, 80 năm về kỉ niệm xưa, về những mối vương vấn tưởng là tầm thường, nhưng đã để lại trong lòng người với những rung động còn kéo dài mãi đến bây giờ và có thể tận mai sau.
Tác giả gọi là “Tạp pín lù” là để nói về mọi việc, để không bị gò bó bởi thứ tự thời gian, để “nhớ đâu nói đó”, để mở rộng giới hạn cho câu chuyện của mình. Cái duyên riêng của “cụ Năm Sển” là ở đó. Nói “cu cu chằng chằng” nhưng không lạc đề mà lại rất giàu nghệ thuật.
Xã hội miền Nam thời Pháp thuộc - mà nay cũng gần như vậy – là một xã hội “tứ chiếng”, một xã hội có tính cách “siêu quốc gia” (cosmopolite) với đông đủ các mặt “Tây, Chệt, Chà Maní”; với những nhân vật có nhiều khía cạnh lạ lùng mà ngày nay trong mắt chúng ta, những người miền Nam không thuộc hàng những người cố cựu, có vẻ như bị bao phủ trong một không khí huyền thoại. Cô Ba Trà, cô Tư Nhị, cô Sáu Ngọc Anh, cô Năm Pho, cô Bảy Hột Điều… bao nhiêu người đẹp của một thời mà tác giả Sài Gòn tạp pín lù đã nhắc lại, gợi lại làm chúng ta khi nghe, cảm thấy bồi hồi khi nghe như thi sĩ Villon ngày xưa của Pháp đã ngâm “Đâu rồi những vần tuyết cũ” (Mais òu sont les neiges d’antan?) mà cứ mãi vương vấn bên mình!
Sài Gòn tạp pín lù còn là một thứ “đi tìm thời gian đã mất” (à la recherche du temps perdu), một thứ hành hương về quá khứ để hồi tưởng về những thú vui, những cảm xúc, những mùi vị nay không còn nữa! Tô cháo cá chợ Cũ, bát phở đường Turc (nay là đường Hồ Huân Nghiệp), món bò bung, bánh hỏi của ông già Thủ Đức… cũng tạo được sự kì diệu của chiếc bánh Madeleine nhúng vào tách nước trà tilleul đối với Marcel Proust năm nào ở trời Âu.
“Javais vingt ans et c’était le printemps” câu hát của Vương Hồng Sển trong Sài Gòn tạp pín lù mà chúng tôi xin phép được đổi từ thì hiện tại ra thì quá khứ để cùng nhau tiếc cái tuổi Hai mươi và mùa xuân rực rỡ của mình.
Cái thú đọc Sài Gòn tạp pín lù là ở đó, mà cũng tại văn phong cụ Sển nữa.

Mã hàng 9786045804797
Nhà Cung Cấp NXB Tổng Hợp TPHCM
Tác giả Vương Hồng Sển
NXB NXB Tổng Hợp
Năm XB 02-2013
Trọng lượng (gr) 550
Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5
Số trang 400
Hình thức Bìa Cứng
Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Phóng Sự - Ký Sự - Phê Bình Văn Học bán chạy của tháng
Sài Gòn Tạp Pín Lù
Cụ Vương Hồng Sển (1902-1996) là một nhà văn đặc biệt Nam bộ mà cũng là một học giả, một nhà cổ ngoạn có một không hai Việt Nam. Ông có một bút pháp độc đáo, duyên dáng… mà vài thập kỉ của thế kỉ XX chưa có nhà văn nào có thể so sánh được.
Vào buổi vãn niên, ông có mấy tác phẩm mà ông cho là “tâm đắc” của mình được xuất bản, trong đó có cuốn Sài Gòn tạp pín lù (tức Sài Gòn năm xưa II, III) nối tiếp Sài Gòn năm xưa I xuất bản từ năm 1962 tại Sài Gòn.
Nói như tác giả (VHS), Sài Gòn tạp pín lù là ông nhớ đâu viết đó và viết bằng máy chữ nên rất tự do, tự nhiên, chân thành và không kém thân tình. Sài Gòn tạp pín lù đến với chúng ta tuy trễ, nhưng vẫn được độc giả say sưa đọc bởi vì bút pháp cùng với văn phong cố hữu có một không hai của nhà cổ ngoạn họ Vương. Có thể nói Sài Gòn tạp pín lù như là một thứ Sài Gòn vang bóng của tác giả và của cả dân Sài Gòn từng vui buồn với đất Bến Nghé từ bao giờ cho đến bây giờ.
Đã lâu lắm chúng ta mới được thưởng thức một bữa Tạp pín lù đặc biệt. Nói là đặc biệt bởi vì người nấu và dọn cho chúng ta bữa ăn này là nhà văn, nhà học giả kiêm nhà chơi cổ ngoạn Vương Hồng Sển lão thành.
Sài Gòn tuy không có một quá khứ “nghìn năm văn vật” như Hà Nội, Huế; nhưng nơi đây lại có những “nam thanh nữ tú”, nhứt là có một cái duyên ngầm tạo được những sợi dây tình cảm cắt không đứt bứt không rời.
Trong số những người nặng tình với Sài Gòn, chúng tôi biết có nhà văn Vương Hồng Sển. Từ năm 1962, ông có cuốn Sài Gòn năm xưa (1962) mà trong bản in đầu ông từng viết:
“Đối với các bạn nhỏ, tôi (VHS) xin nói lớn:
1- Chỗ nào các bạn thấy mới, đừng sợ, ấy là tôi đã cân nhắc kĩ càng, cứ tin, cứ dùng: “coi vậy mà xài được”.
2- Chỗ nào chưa “êm”, nhờ các bạn chỉ giùm, nếu tìm cách bổ khuyết càng tốt, gọi giúp lẫn nhau, già thua trẻ không xấu, mắc cỡ bậy, hay gì?”.
Vậy Sài Gòn năm xưa I là phần nói về nguồn gốc và vị trí của thành phố Sài Gòn. Còn Sài Gòn tạp pín lù (II, III) là phần nối tiếp để nói về “nam thanh nữ tú”, về cảnh sinh hoạt của Sài Gòn khoảng 70, 80 năm về kỉ niệm xưa, về những mối vương vấn tưởng là tầm thường, nhưng đã để lại trong lòng người với những rung động còn kéo dài mãi đến bây giờ và có thể tận mai sau.
Tác giả gọi là “Tạp pín lù” là để nói về mọi việc, để không bị gò bó bởi thứ tự thời gian, để “nhớ đâu nói đó”, để mở rộng giới hạn cho câu chuyện của mình. Cái duyên riêng của “cụ Năm Sển” là ở đó. Nói “cu cu chằng chằng” nhưng không lạc đề mà lại rất giàu nghệ thuật.
Xã hội miền Nam thời Pháp thuộc - mà nay cũng gần như vậy – là một xã hội “tứ chiếng”, một xã hội có tính cách “siêu quốc gia” (cosmopolite) với đông đủ các mặt “Tây, Chệt, Chà Maní”; với những nhân vật có nhiều khía cạnh lạ lùng mà ngày nay trong mắt chúng ta, những người miền Nam không thuộc hàng những người cố cựu, có vẻ như bị bao phủ trong một không khí huyền thoại. Cô Ba Trà, cô Tư Nhị, cô Sáu Ngọc Anh, cô Năm Pho, cô Bảy Hột Điều… bao nhiêu người đẹp của một thời mà tác giả Sài Gòn tạp pín lù đã nhắc lại, gợi lại làm chúng ta khi nghe, cảm thấy bồi hồi khi nghe như thi sĩ Villon ngày xưa của Pháp đã ngâm “Đâu rồi những vần tuyết cũ” (Mais òu sont les neiges d’antan?) mà cứ mãi vương vấn bên mình!
Sài Gòn tạp pín lù còn là một thứ “đi tìm thời gian đã mất” (à la recherche du temps perdu), một thứ hành hương về quá khứ để hồi tưởng về những thú vui, những cảm xúc, những mùi vị nay không còn nữa! Tô cháo cá chợ Cũ, bát phở đường Turc (nay là đường Hồ Huân Nghiệp), món bò bung, bánh hỏi của ông già Thủ Đức… cũng tạo được sự kì diệu của chiếc bánh Madeleine nhúng vào tách nước trà tilleul đối với Marcel Proust năm nào ở trời Âu.
“Javais vingt ans et c’était le printemps” câu hát của Vương Hồng Sển trong Sài Gòn tạp pín lù mà chúng tôi xin phép được đổi từ thì hiện tại ra thì quá khứ để cùng nhau tiếc cái tuổi Hai mươi và mùa xuân rực rỡ của mình.
Cái thú đọc Sài Gòn tạp pín lù là ở đó, mà cũng tại văn phong cụ Sển nữa.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/17974425
Số trang 400
Rating 3.86
Tác giả Vương Hồng Sển