Nhân học văn hóa là một phân ngành của Nhân học. Nhân học văn hóa ở Việt Nam có đối tượng chính là văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trong đó, khái niệm “văn hóa” được hiểu là sản phẩm sáng tạo của người dân. Văn hóa là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, là những phương thức sử dụng các phương tiện sống khác nhau. Người có văn hóa là người luôn suy nghĩ và hành xử theo đúng luôn lý, đạo đức và pháp luật. Cơ sở lý thuyết về văn hóa được nhìn nhận theo quan điểm: Văn hóa là đa dạng mà thống nhất; văn hóa luôn biến đổi và có tính tương đối; văn hóa là tổng thể; văn hóa có chủ nhân sáng tạo. Và “dân tộc” được hiểu là một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử, có tên gọi riêng, ngôn ngữ riêng và phong tục tập quán riêng.
Cuốn sách Nhân học văn hóa Việt Nam mà độc giả đang có trên tay trình bày một cách khái quát những nội dung cơ bản về Nhân học văn hóa Việt Nam theo cách tiếp cận dân tộc ngôn ngữ học.