Jonhn Dewey về giáo dục

Jonhn Dewey về giáo dục

Lời mời đến với xã hội học – Một góc nhìn nhân văn

Lời mời đến với xã hội học – Một góc nhìn nhân văn

Islam với chính trị ở một số quốc gia Trung Đông

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58807317
tôn giáo triết học tâm lý
thư viện khth
Trung Đông là một trong những khu vực quan trọng trên địa đồ thế giới. Dưới góc độ tôn giáo, khu vực này là cái nôi của ba tôn giáo lớn trên thế giới: Islam giáo, Kitô giáo và Do Thái giáo. Về mặt địa lý, Trung Đông có vi trí chiến lược quan trọng khi tiếp giáp với châu Á, châu Âu và châu Phi cho nên nó có vai trò lớn trong giao thương phát triển kinh tế toàn cầu. Về mặt văn hóa, đây là nơi giao thoa của các nền Arab và văn minh phương Tây… Ở đây cả ba tôn giáo, đặc biệt là Islam giáo và Kitô giáo đều có những vai trò nhất định trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của khu vực nói chung, mỗi quốc gia nói riêng.

Việc nghiên cứu tìm hiểu về quan hệ giữa tôn giáo nói chung, Islam giáo nói riêng với chính trị của các quốc gia ở khu vực Trung Đông do đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Năm 2017 Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn sách: "Islam với chính trị ở một số quốc gia Trung Đông" do TS. Lê Đức Hạnh làm chủ biên. Cuốn sách nằm trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ do Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là cơ quan chủ quản được thực hiện trong 2 năm (2015-2016).

Nội dung chính của cuốn sách được thể hiện trong 2 chương: Chương 1. Những đặc điểm Islam ở khu vực Trung Đông; Chương 2. Thực trạng quan hệ giữa Islam với chính trị ở một số quốc gia Trung Đông.

Chương I, nhóm tác giả dẫn dắt người đọc từ lịch sử quan hệ giữa Islam với chính trị ở các quốc gia Trung Đông đến vai trò của Islam trong đời sống xã hội ở các quốc gia Trung Đông. Qua đó có thể hiểu rõ hơn về Mohammad cũng như đạo Islam. Người Arab và Do Thái thù ghét nhau thực chất là do sự kỳ thị tôn giáo, trong khi Arab và Do Thái đều cùng một chủng tộc. Một số nhà khoa học về nhân chủng học đã làm cuộc thử nghiệm AND trên người Do Thái và nhiều người Arab tại Iraq, Arabia, Yemen và Syria đã xác nhận người Do Thái và các giống dân Arab đều cùng chung mẫu AND, họ chẳng những chung một nguồn gốc tổ tiên mà còn chung một nguồn gốc văn hóa từ Babylon. Trong ba giòng tôn giáo lớn ở Trung Đông là Do Thái giáo, Kitô giáo và Islam giáo, thì Islam giáo là tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị ở khu vực này. Tại nhiều nước Trung Đông, chính phủ đã mở các trường học cho người theo Islam giáo, thiết lập các ngân hàng, tuyên truyền tư tưởng chính trị Islam. Nền chính trị của nhiều nước Trung Đông hiện đang chịu ảnh hưởng sâu nặng của Islam giáo. Điều này một phần do Islam là một tôn giáo đã ăn sâu vào tư tưởng và đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa tôn giáo của người dân các nước Trung Đông. Ngoài ra nhóm tác giả đã nêu lên một số đặc điểm nổi bật và cơ bản nhất của Islam trong đời sống xã hội hiện đại ở các quốc gia Trung Đông như: Islam trở thành quốc giáo có nhiều quốc gia; Islam có ảnh hưởng mạnh mẽ trong hệ thống chính trị ở các quốc gia; Islam chi phối các quan hệ xã hội; Islam chia tách thành các giáo phái, trường phái.

Nội dung chính của chương II được nhóm tác giả phân tích kỹ về mối quan hệ giữa Islam với chính trị một số quốc gia Trung Đông như Saudi Arabia, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, trong đó tập trung đến các chiều cạnh như: Quan hệ nhà nước- tôn giáo; Islam với chính trị; Những vấn đề đặt ra đối với Islam trong đời sống xã hội hiện đại; Các khuynh hướng trong quan hệ giữa Islam với chính trị ở tại quốc gia đó. Từ những phân tích về vai trò ảnh hưởng to lớn của Islam giáo trọng hệ thống chính trị ở các quốc gia Trung Đông, nhóm tác giả đã rút ra một số nhận xét: Thứ nhất, ở nhiều quốc gia Islam giáo, Luật Sharia được sử dụng độc lập hoặc song song với hệ thống pháp luật nhà nước, điều này khác hoàn toàn với cộng đồng Islam giáo ở Việt Nam; Thứ hai, qua tìm hiểu về vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa Islam giáo với chính trị ở các quốc gia Trung Đông đối sánh với tình hình đặc điểm tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam cho thấy không thể chấp nhận sự phân biệt đối xử bất bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa các hệ phái tôn giáo, tín ngưỡng trong một chính sách thiên vị về tôn giáo nào đó; Thứ ba, việc suy tôn dựa hẳn vào một tôn giáo (như Saudi Arabia) đã dẫn đến những ảnh hưởng to lớn của giáo điều tôn giáo vào hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật… đã làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa các tôn giáo; Thứ tư, các khuynh hướng tôn giáo đang diễn ra phức tạp. Việc phân chia và mâu thuẫn gay gắt giáo phái Sunni và Shiite trong Islam giáo, mâu thuẫn giữa Islam với Kitô giáo, Do Thái giáo không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn về thần học mà từ mâu thuẫn này sẽ bùng phát thành các hoạt động chống phá thể chế, gây mất ổn định chính trị; Thứ năm, chủ nghĩa Islam giáo cực đoan với các vấn đề khủng bố quốc tế mang tính toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp; Thứ sáu, sự hiểu biết về tôn giáo, xã hội, văn hóa ở khu vực này đối với Việt Nam còn nhiều hạn chế; Thứ bảy, sự bất ổn ở khu vực Trung Đông đang gia tăng với sự tham gia của phái Islam cực đoan làm gia tăng thêm những xung đột sắc tộc và tôn giáo, mâu thuẫn giữa các phái trong nội bộ Islam giáo đã gây nên những mất mát lớn về văn hóa, quan hệ tôn giáo và tính mạng của con người ở mỗi quốc gia và trong khu vực.

Việc nhận thức rõ ràng về mức độ ảnh hưởng, vị trí và vai trò của Islam giáo nói riêng, tôn giáo nói chung để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình tiếp tục hoàn thiện và thực thi chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam là việc làm cần thiết như: Cần xây dựng mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, xây dựng và thực thi chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo; Cần hiểu một cách sâu rộng và đánh giá đúng vai trò của tốn giáo trong đời sống chính trị, xã hội để có những quyết sách phù hợp trong công tác quản lý tôn giáo; Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến chủ nghĩa khủng bố mang tư tưởng tôn giáo cực đoan để có những quyết sách phụ hợp, ứng phó nhanh chóng và kịp thời, ngăn chặn mọi âm mưu khủng bố mang tư tưởng tôn giáo cực đoan; Cần thiết có những tìm hiểu, giới thiệu và thông tin đầy đủ về văn hóa, xã hội, phong tục tập quán của các tôn giáo, các tộc người ở Trung Đông nhằm giúp cho người lao động, các doanh nghiệp, các chuyên gia tránh được những thiệt hại rủi ro khi quan hệ hợp tác làm ăn với các quốc gia ở khu vực này; Đưa ra những đối sách thích hợp nhằm giảm thiểu những mâu thuẫn giữa các tôn giáo, các tộc người, bên cạnh đó chú trọng đến việc đối thoại để tìm kiếm giải pháp hòa giải và giảm xung đột.

Với những nội dung trên, hy vọng cuốn sách cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về Islam và ảnh hưởng của nó tới tình hình chính trị tại một số quốc gia Trung Đông.

Xin trân trọng giới thiệu!

Nguyễn Minh Hồng
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58807317
Rating 0.0
Tác giả Lê Đức Hạnh