Bán đời tư

Bán đời tư

Nhật ký rắc rối của Mimi xác ướp

Nhật ký rắc rối của Mimi xác ướp

Chuông vọng kinh thành

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
Chuông vọng kinh thành
Chuông vọng kinh thành(*), thanh âm ấy cứ ngân rung trong nỗi tiếc nuối mơ hồ. Tiếng chuông nhà thờ Tân Thủy nhắn nhủ về sự tồn tại của thượng đế. Tiếng chuông chùa Pháp Hải và Niệm Phật đường Hương Lưu xua tan ưu phiền, lay động nỗi quạnh vắng trong ký ức mờ xa. Tiếng chuông Thiên Mụ lửng lơ trôi trên sông mờ ảo. Đọc tùy bút của Lê Huỳnh Lâm, bỗng thương con chim hồng vừa được phóng sanh yếu đuối gượng bay là là trên mặt sông chưa tin nổi bầu trời còn cao rộng; thương các o, các chị “gánh lửa hồng và dư vị dòng Hương cùng ngọn khói hư ảo đi khắp kinh thành”; thương những ngư dân quăng chài trong sương lạnh, những thân phận thức dậy giữa cuộc mưu sinh khi cố đô còn chìm trong tĩnh lặng; thương hạt mưa bên hiên chùa tan vỡ trong cuộc chuyển hóa nội tâm miên viễn; thương sao tảng đá thu mình trầm mặc như vị thiền sư trong khu vườn một ngôi nhà cổ; thương giai điệu bi thiết của loài ve giữa tầng không cháy nắng; thương đôi mắt người con gái theo chồng từ ngõ sau hướng về quê mẹ trong nỗi nhớ chín chiều; thương những lộc biếc bỗng một chiều thu úa vàng gieo mình trở về dưới cội đất bao dung tựa như hành trình của một kiếp người. Những trang văn rạo rực nỗi niềm, đọc rồi ước rảo bộ dọc đường hoa xuân trước mặt Đại Nội ngắm “màu vàng tươi của các loài hoa cúc, màu hồng thắm của rừng đào, màu đỏ nồng nàn của ngàn cánh hồng, màu trắng tinh khôi của hoa huệ, màu tím mặn mà của những cánh hoa tulip cùng sắc màu gợi cảm của những cánh hoa phong lan và không thể nào thiếu sắc vàng trang nhã của hoàng mai”; ước bồng bềnh với nốt nhạc thiền của Trịnh như dòng kinh lãng đãng, như “bản tình ca mùa cũ” trong chiều đông mưa nhẹ; ước lắng tai nghe dư âm của tiếng chuông trôi như huyền thoại trong sương hồng để cảm nghiệm nỗi vô thường tan chảy; ước đến hộ thành hào ngắm đóa sen trắng đầu mùa tỏa hương tinh khiết... Huế được Lê Huỳnh Lâm nhìn ở một chiều kích thẳm sâu, khi u huyền, khi bừng sáng, khi xanh xao, khi mong manh như hơi thở. Phải đau đáu, nhiều suy tư lắm tác giả mới có được dòng tâm cảm về “linh hồn của mảnh đất Thiền kinh”: “Hương Giang trước khi đổ ra biển đã ngoái lại nhìn thật lâu những gì gần gũi và thân yêu nhất”. Đó là “màu xanh trong vào buổi sớm, đến vàng cam buổi trưa, rồi những ánh màu dát bạc loang cả mặt sông, màu khói lam pha lẫn xanh chàm vào cuối chiều và chút tím hồng thật vi tế loang ra theo vô số hạt sương cuối ngày lãng đãng”. Sương mù xứ Huế vào chiều xuống mỏng manh trong không gian, “từ màu trắng mờ sang phớt hồng, rồi vàng mơ, tím nhạt”. Tại thời điểm khác tác giả lại vẽ nền trời lên toan của trí tưởng “màu lam pha lẫn chút xanh nhạt loang xa...”. Đọc tùy bút Lê Huỳnh Lâm, vụt nhớ những ngôi nhà xưa hoang vắng, nhớ vườn mẹ nở vàng bông bí, những khóm lá xào xạc; nhớ ánh trăng đẫm sương giữa màu đêm quạnh vắng; nhớ vùng hoa lau trắng long lanh dưới ánh vàng; nhớ con đò hao gầy buông lưới; nhớ đường phượng bay sương trắng xóa đất trời; nhớ những cánh cò lượn trên mặt sông gần cầu Trường Tiền một chiều nắng nhạt; nhớ những ngọn đồi thiêng dậy mùi sương trộn lẫn xác lá thông già; nhớ câu chuyện về đám mây phiêu lãng vẫn quẩn quanh dọc nguồn sông thơm; nhớ những dãy phố lúp xúp phía bắc thành cổ kính; nhớ từng ngõ nhỏ rêu phong ngày nắng pha hồng vệt bùn non sau lụt... Tất cả trong chốc lát ùa về rồi tan loãng, rồi lại dạt về khôn nguôi. Không chỉ ngòn ngọt, dễ đồng cảm mủi lòng, tùy bút Lê Huỳnh Lâm còn là những phát hiện tinh tế. Lật giở vài trang đầu cuốn sách, đang như ngọn gió hiu hiu thổi đến, chợt giật mình; cái giật mình chừng cả nhói đau. Từ chiêm nghiệm của Lê Huỳnh Lâm mới thấm thía đời hến, mới nhận về mình trọn vẹn thông điệp “một đời cam chịu dưới tận lớp bùn ở đáy sông”; “hến như một vị thiền sư suốt đời im lặng”, và “khi há miệng là lúc lìa trần”. Vượt lên quy luật sinh tồn bình phàm, ở đây hến được nhân hóa, mang một triết lý cao khiết. Sự im lặng không bởi thấp hèn, cạn nghĩa, mà là: sự im lặng phát sáng. Phải thật chú ý người ta mới thấy bóng dáng “tiếng chuông” chiếm tỉ lệ khiêm tốn trên tổng thể bức tranh bìa của tập sách. Tùy bút của Lê Huỳnh Lâm là vậy, cái đẹp khơi gợi từ những nhỏ nhoi khiêm nhường, mà triết lý sống lại từ đó sinh sôi.
Giới thiệu sách
Số trang 135
Publisher NXB Thuận Hóa
Tác giả Lê Huỳnh Lâm