Võ sĩ đạo - linh hồn của Nhật Bản

Võ sĩ đạo - linh hồn của Nhật Bản

Vô Thường

Vô Thường

Võ Nguyên Giáp hay cuộc chiến tranh nhân dân

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
36621496
văn hóa địa sử nhân học du lịch
sct đà nẵng, sct bookbus, thư viện khth
Võ Nguyên Giáp hay cuộc chiến tranh nhân dân (tên gốc tiếng Pháp "Giap - Du la Guerre du Peuple") được tác giả Gerard Lê Quang viết cách đây 42 năm, được dịch bởi dịch giả Nguyễn Văn Sự.

Mở đầu tác phẩm, tác giả Gérard Lê Quang đã khẳng định, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những người làm nên lịch sử Việt Nam. Ông lẽ ra có thể trở thành thầy thuốc, giáo sư, hay luật sư nhưng con đường ông đã chọn lại khác. Là học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở tuổi ba mươi, Tướng Giáp đã chỉ huy một toán người cầm súng, nhưng chưa phải là một quân đội thật sự; ở tuổi ba mươi nhăm, ông trở thành Bộ trưởng trong Chính phủ chưa được nước nào trên thế giới công nhận; ở tuổi bốn mươi tư, ông đã giành được một chiến thắng có tính quyết định trong cuộc đọ sức với đội quân viễn chinh Pháp.

Nhằm giúp bạn đọc dễ theo dõi, tác giả chia tập sách thành các chương như (Ngọn núi lửa phủ tuyết, Bắt liên lạc với Hồ Chí Minh, Làm chủ Hà Nội, Giữa hòa bình và chiến tranh, Một đội quân ra đời, Chiến tranh nhân dân… )Trong phần Điện Biên Phủ: Trận chiến bảo vệ xứ Thái, tác giả Gérard Lê Quang cho biết, lúc ấy: “Tất cả đều quyết định: đánh. Chỉ còn lại vấn đề, Tướng Giáp giải thích, nếu đánh theo cách “đánh nhanh thắng nhanh” thì có thể, với một vài rủi ro, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trước khi Pháp tăng cường phòng thủ hay đánh theo kiểu “tiến chắc đánh chắc” từng bước, tuy chậm hơn nhưng chắc chắn hơn”.

Do đó, “Tướng Giáp huy động 80.000 dân công, tuyển từ vùng địch hậu đồng bằng. Lúc đầu họ được giao việc làm đường, kéo pháo, đào hầm giấu pháo trên các ngọn đồi bao quanh lòng chảo Điện Biên Phủ. Tướng Giáp còn sử dụng 500 xe vận tải Motova do Liên Xô sản xuất, được đưa từ Trung Quốc sang. Để đưa nhanh chóng hỏa lực vào trận địa, đường xá được mở rộng đến tận quá Tuần Giáo, cách Điện Biên Phủ 50 km. Từ đây ôtô không vào được nữa, một hệ thống đường mòn chằng chịt dẫn đến các trận địa pháo mặt đất cao xạ, các nơi tập kết quân, trận địa xuất phát tiến công của bộ binh.

Từ lúc này bắt đầu vai trò của dân công hỏa tuyến cùng lực lượng thanh niên xung phong sát cánh với bộ đội địa phương đông như đàn kiến tha mồi được Việt Minh sử dụng làm những công việc tưởng như không thể làm dược: đưa những khẩu pháo 105 ly và 75 ly qua đèo dốc, rừng rậm, trên những con được mới mở, được ngụy trang kín tới trận địa rải quanh lòng chảo dài khoảng 50km, đôi khi qua cả những đoạn dốc cao không thể dùng tời kéo thì vác vai từng bộ phận pháo, từng hòm đạn. Đạn các loại, lương thực đã được đưa dần tới các kho chứa từ nhiều tháng trước nhờ những đoàn xe đạp thồ đẩy bằng tay, có xe chở được 350 kg.
Sau này Tướng Giáp kể với giọng bông đùa cho nhà báo Merry Bromberger: “Dân công xe đạp thồ của chúng tôi mỗi đêm đi được 25 km, mỗi xe ba tạ rưỡi đạn dược các loại, lựu đạn, lương thực thực phẩm… Tôi đã chiến thắng ở Điện Biên Phủ nhờ các xe đạp Peugeot, Saint Etienne”. Và cuối cùng như chúng ta đã biết, “Dần dần cái bẫy Việt Minh sập xuống trên đầu 17 tiểu đoàn quân Pháp chen chúc nhau trong các hầm hào ở Điện Biên Phủ”.

Tập sách “Võ Nguyên Giáp hay cuộc chiến tranh nhân dân” giúp bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn nữa về nghệ thuật cầm quân, về thiên tài quân sự của Tướng Giáp. Đối với người châu Âu, Tướng Giáp, trước hết là người chiến thắng ở Điện Biên Phủ. Ngày mồng 7.5.1954 những người nông dân mặc áo lính đã cắm lá cờ đỏ sao vàng trên vị trí trung tâm của pháo đài Pháp, chấm dứt năm tháng chiến tranh và đánh dấu sự kết thúc của một đế quốc. Đối với người Mỹ, Tướng Giáp là đối thủ của họ và đã giành được chiến thắng.

Có thể nói tập sách này đã góp phần lý giải vì sao mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đội quân của mình dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành được thắng lợi to lớn trong hai cuộc kháng chiến vừa qua.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/36621496
Số trang 242
Rating 4.00
Tác giả Gérard Lê Quang