Là quốc gia có quyền lợi gắn bó chặt chẽ với không gian chiến lược Biển Đông, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng chiến lược biển nhằm tận dụng những tiềm năng và lợi thế về biển đảo để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong không gian đó, vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng. Sau năm 2002, Việt Nam chủ trương xây dựng và phát triển Cam Ranh theo định hướng dân sự và quân sự, chú trọng đẩy mạnh công tác đối ngoại hướng đến quốc tế hóa hoạt động dịch vụ thương mại và dịch vụ phụ trợ hàng hải tại cảng Cam Ranh. Năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố mở cửa cảng Cam Ranh cho hoạt động quốc tế – cả về thương mại và quân sự, trong đó hoạt động cập cảng, sữa chữa tàu hải quân của nước ngoài.
Trên cơ sở đó, tập sách ” Vịnh Cam Ranh trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam ( 2002-2018)” của Tiến sĩ Phạm Thị yên sẽ góp phần làm sáng tỏ vị trí địa chiến lược của vịnh Cam Ranh đặc biệt là vai trò của vùng vịnh này đối với an ninh – chính trị và kinh tế của Việt Nam cũng như của khu vực; đồng thời phân tích đánh giá chiến lược của Cam Ranh đặt trong một hệ thống các vấn đề quan hệ quốc tế tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ đầu thế kỷ XXI đến nay.