Văn học dân gian Tây Sơn (Về phong trào khởi nghĩa nông dân)

Văn học dân gian Tây Sơn (Về phong trào khởi nghĩa nông dân)

Văn học dân gian Ninh Bình (nghiên cứu, giới thiệu), Quyển 4

Văn học dân gian Ninh Bình (nghiên cứu, giới thiệu), Quyển 4

Văn học dân gian Thanh Oai

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58800243
văn hóa địa sử nhân học du lịch
thư viện khth
Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì huyện Thanh Oai ngày nay chính là hương Đỗ Động xưa là miền đất giao thoa hội tụ của cả một vùng văn hóa đặc sắc nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy (một nhánh chính là dòng Đỗ Động giang). Từ thời cổ đại nơi đây đã có bộ tộc Việt thường đến khai phá và sinh sống mà ngày nay còn để lại cả một hệ thống tên cổ có nguồn gốc Việt - Mường. Trải dài theo thời gian từ cuối thời vua Hùng đầu thời Thục An Dương Vương cho đến Mạc - Lê Trung hưng và kết thúc là triều Nguyễn đều để lại nhiều dấu ấn và sự tích cụ thể trên mảnh đất này. Chính vì vậy, Thanh Oai là vùng đất chứa đựng biết bao sự kiện, sự tích,... với nhiều phong tục, lễ hội lớn từ không gian thiêng rộng lớn (có đến 10 - 14 làng tham gia) và thời gian thiêng kéo dài (năm, sáu thế kỷ) mà đi liền với đó là hát đúm, hát trống quân, ca dao, thành ngữ hết sức đặc sắc.

Đất thiêng sinh người tài. Nơi đây còn là quê hương của những nhân vật lịch sử nổi tiếng từ xa xưa có đức Thánh Bối, Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, Lưỡng quốc Đông các Vũ Công Trấn, Trạng cậu (Nguyễn Đức Lượng) - Trạng cháu (Nguyễn Thiến), Thám hoa Vũ Phạm Hàm... Và cả những nhân vật được người đời thêu dệt biết bao giai thoại như Tú Xuất.

Tác giả công trình “Văn học dân gian Thanh Oai” là Tiến sĩ Ngữ văn Lã Duy Lan - người con của đất My Dương - Thanh Mai - Thanh Oai đã dành nhiều tâm huyết, sức lực cho việc điều tra, sưu tầm, thu thập, ghi chép trong nhiều năm rồi chỉnh lý và biên soạn lại. Kinh nghiệm hơn một phần tư thế kỷ công tác tại Viện Văn học giúp ông có được phương pháp làm việc khoa học, biện chứng trong xây dựng kết cấu với ba phần:

Phần 1: Thành ngữ, tục ngữ

Phần 2: Ca dao, dân ca

Phần 3: Truyện cổ, truyện dân gian

Nếu ở phần một và hai chủ yếu là thơ ca hò vè (văn vần) miêu tả cảnh quan, địa danh, phong tục, tập quán, kinh nghiệm thời tiết, khí hậu, lao động sản xuất, chăn nuôi... đặc biệt là những cung bậc cảm xúc, tiếng lòng của những con người lao động bình dị... thì ở Phần ba tác giả dành nhiều tình cảm, công sức đi sâu vào các nội dung chính:

1. Sự tích làng xã, gò đống đền miếu, đường sá

2. Truyện về các danh nhân và những người nổi tiếng

3. Những mẩu chuyện về quan hệ gia đình, xã hội

4. Sự tích một số vị thần thành hoàng làng
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58800243
Số trang 420
Rating 0.0
Tác giả Lã Duy Lan