Văn hóa phi vật thể Raglai - Những gì chúng ta còn ít biết đến?

Văn hóa phi vật thể Raglai - Những gì chúng ta còn ít biết đến?

Văn Hóa Nhật Bản

Văn Hóa Nhật Bản

Văn hóa nước và hàng hải thời cổ của Việt Nam

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58772353
văn hóa địa sử nhân học du lịch
thư viện khth
“Cuốn sách này trình bày các đặc tính của dân ta qua khía cạnh sinh hoạt trong môi trường nước. Việc nghiên cứu cho thấy rằng dân tộc Việt là giống dân tiên phong của nhân loại trong các sinh hoạt hàng hải…

Một mảnh lớn hồn nước, hồn quê hương Việt Nam truyền qua nhiều thế hệ nằm ở đó. Yêu Văn hoá Nước cũng là yêu nước, thương đồng bào. Tìm hiểu để thấu triệt Văn hoá Nước nhiều hơn, chúng ta yêu Tổ quốc nhiều hơn, thương dân tộc hơn.

Sách bàn đến văn hoá Việt Nam cần thêm một phần giới thiệu về sinh hoạt của dân ta thời tiền sử mà trong đó những sinh hoạt sông nước biển cả và những tiến bộ hàng hải cần được đề cập tới.

Nói đến hàng hải thời cổ, chúng tôi mặc nhiên đi vào cổ sử. Như cố đạo L. Cadière thường nói: “Chúng tôi không có tham vọng viết sử, chúng tôi chỉ lôi ra ánh sáng và thu thập cho thật nhiều tài liệu vững để dành cho các sử gia đời sau.” Những kiến thức hàng hải dẫn chứng trong cuốn sách này không nhiều, thường chỉ là những chi tiết rút ra từ các cuốn sách tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Trung Hoa… Những cuốn sách này hoàn toàn không mang tính “sử”.

Trong tình thế tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay, nguồn gốc dân tộc Việt Nam và thành tích hàng hải của tiền nhân ngang dọc đại dương chính là những tài liệu chứng minh hùng hồn về chủ quyền Việt Nam trên Biển Ðông.

Thật là buồn khi người nước ngoài đã khám phá ra khá nhiều chi tiết về nền văn minh hàng hải cổ của ta, mà chính chúng ta thì lại hoàn toàn không hay, không biết. Kết quả khảo cứu chúng tôi trình bày trong cuốn sách này được coi như viên đá tạm thời dùng lấp bớt khoảng trống văn hóa lớn lao đó.

Qua những chứng tích của lịch sử hàng hải, chúng tôi tìm ra những niềm tự hào dân tộc. Chúng tôi mượn lời cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) nói về Đạo đức và luân lý Đông Tây vào năm 1925 tại Sài Gòn: “Phàm đã là một dân tộc sinh tồn trên hoàn vũ, đã có một cái lịch sử chính đáng, thì phải gìn giữ những sự vẻ vang trong lịch sử của dân tộc mình, nghĩa là gìn giữ lấy những đức tính hay tốt mấy nghìn năm ông cha để lại, khiến cho nước nào, dân tộc nào đối với mình cũng đem lòng kính trọng”.

Chúng tôi mượn lời của học giả Trần Trọng Kim đề tựa cuốn Việt Nam sử lược (in lần thứ nhất, Sài Gòn, 1971; q.1) để chép ra đây như lời trần tình cùng bạn đọc: “Bây giờ ta chưa có áo lụa, ta hãy mặc tạm áo vải, tuy nó xấu xí nhưng nó có thể làm ta đỡ rét. Nghĩa là ta hãy làm thế nào cho những thiếu niên nước ta ngày nay ai cũng biết đôi chút sự tích nước nhà, cho khỏi tủi quốc hồn. Ấy là cái mục đích của soạn giả, chỉ có thế thôi. Nếu cái mục đích ấy mà có thể tới được thì tưởng bộ sách này là bộ sách có ích vậy”.”

(Trích “Tựa” Văn hóa nước và hàng hải thời cổ của Việt Nam – Vũ Hữu San)
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58772353
Số trang 626
Rating 0.0
Tác giả Vũ Hữu San