Nước ta có 54 dân tộc anh em với hơn 200 dòng họ. Trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm đa số, phân bố rộng khắp ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước và giữ vị trí trung tâm.
Các dòng họ Việt Nam đã góp phần to lớn vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, trong đó có những dòng họ nòng cốt vươn lên nắm giữ vương quyền, dựng đặt đất nước. Nhiều dòng họ thông qua công đức tên tuổi các danh nhân trong các lĩnh vực phòng vệ quốc gia, văn hóa, xã hội, kinh tế, tín ngưỡng thành những danh gia lưu truyền hậu thế. Nhiều dòng họ hòa trong bách tính ở chốn hương thôn, nhưng công đức tổ tiên, huyết mạch cội nguồn, tinh thần con cháu được coi trọng lắm. Sự phát triển các dòng họ Việt Nam gắn liến với sự thịnh suy của đất nước: Đất nước nô lệ – dòng họ lầm than, đất nước độc lập – dòng họ mở mang phát triển, đất nước phục hưng – dòng họ rực rỡ.
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, chủ nghĩa tôn tộc phong kiến sụp đỗ, các dòng họ Việt Nam bước sang lối rẽ trên đường đi lên, thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước, các dòng họ Việt Nam đã nêu cao tính cộng đồng, tinh thần tự quản, luôn đoàn kết phát huy truyền thống, ra sức giữ gìn, bảo vệ thành dòng họ thực hiện giấy rách giữ lề, gạn đục khơi trong, xây dựng gia đình dòng họ ngày thêm tốt đẹp. Lịch sử đã chứng minh: Nhà nước và giai cấp có thể bị diệt vong nhưng dòng họ trường tồn, văn hóa dòng họ ngày thêm rực rỡ.
Văn hóa dòng họ Việt Nam trình bày nét cơ bản về cội nguồn, sự nẩy nở và vẻ đẹp rực rỡ trường tồn của văn hóa các dòng họ Việt
Sách có hai phần chính:
Phần I: Dòng họ và văn hóa dòng họ
Phần II: Mậu diệp vinh chi