Văn hóa dân gian vùng Đồng Tháp Mười là tập khảo cứu chi tiết về những nét đặc trưng về văn hóa, văn học cũng như con người gắn liền với vùng đất Nam bộ nói chung và Đồng Tháp Mười nói riêng. Bản thảo gồm 6 chương, cho thấy một Đồng Tháp Mười từ trong lịch sử khai phá, những cư dân đầu tiên đã khẩn hoang, định hình nên dáng dấp miệt sông nước này. Tên gọi trong quá trình mở cõi của ông cha được ghi dấu qua các thư tịch cổ mà ngày nay có thể thấy là Chằm Mãng Trạch, Pha Trạch, Lâm Tẩu, Thập Tháp… Dẫu gọi thế nào thì mỗi cái tên đều mang yếu tố chằm, trạch, cỏ lát… gợi tả đặc điểm tự nhiên vùng. Bên cạnh đặc điểm vật chất hữu hình đã cố kết hình thành bản thể Đồng Tháp Mười trong tổng thể vùng Nam bộ.