Văn hóa dân gian người Raglai ở Khánh Hòa (Quyển 2)

Văn hóa dân gian người Raglai ở Khánh Hòa (Quyển 2)

Văn hóa dân gian người Hoa ở Cần Thơ

Văn hóa dân gian người Hoa ở Cần Thơ

Văn hóa dân gian người Raglai ở Khánh Hòa (quyển 1)

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58778529
văn hóa địa sử nhân học du lịch
thư viện khth
Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người, đặc biệt đối với những loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và cũng là loại hình văn hóa chủ đạo ở khu vực Đông Nam Á. Người Raglai là một trong các tộc người gốc Nam Đảo ở Việt Nam, cơ tầng văn hóa của họ chi phối bởi văn hóa Đông Nam Á, do đó tín ngưỡng bản địa của người Raglai là tín ngưỡng đa thần hay còn gọi là tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, nghĩa là muôn loài, mọi vật quanh họ đều có linh hồn, có thần linh là Yàc cai quản.

Nhiều tài liệu đã chứng minh người Raglai sống cận cư lâu đời với người Chăm, một tộc người đại diện cho một nền văn hoá mang đậm tính "biển" mà tổ tiên xa xưa và họ là "người Sa Huỳnh" đã sáng tạo nên nền văn hoá Sa Huỳnh cùng với văn minh Đông Sơn. Những bằng chứng khoa học khảo cổ, lịch sử đã cho rằng, dù sau này văn hoá của người Chăm và nhất là của các tộc người khác ở Tây Nguyên ít nhiều xa rời môi trường biển, nhưng những dấu vết về truyền thống văn hoá biển vẫn còn đậm nét. Trong báo cáo này chúng tôi không hề có ý định khẳng định người Raglai có nguồn gốc từ biển hay họ ảnh hưởng văn hoá biển trong quá trình giao lưu với người Chăm …Trong quá trình khảo sát, điền dã ở các vùng người Raglai cư trú: Huyện Khánh Sơn, huyện Khánh Vĩnh, xã Cam Phước Tây huyện Cam Lâm, xã Cam Thịnh Tây thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa và huyện Ninh Sơn, Bác Ái tỉnh Ninh Thuận. .. chúng tôi ghi nhận trong tín ngưỡng bản địa của họ có những dấu ấn như hồi quang của một yếu tố tự nhiên đã có thời kỳ gắn bó mật thiết trong đời sống tâm linh.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58778529
Rating 0.0
Tác giả Ngô Văn Ban