Người Mường có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú, dẫn theo sự phong phú các nghi lễ thờ phụng và lễ hội. Mỗi lễ hội lại kèm theo các hình thức sinh hoạt văn hoá nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc cồng chiêng. Rất nhiều lễ hội đặc sắc đã trở thành không gian văn hoá cồng chiêng, cồng chiêng được diễn tấu, trình tấu ở hầu hết các nội dung, hành động, không gian, tiến trình lễ hội.
Công trình Văn hóa cồng chiêng của người Mường Hòa Bình của tác giả Bùi Chí Thanh là công trình nghiên cứu, giới thiệu những nét đặc sắc trong nghệ thuật văn hóa cồng chiêng của người Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Nội dung chính của công trình gồm 9 chương:
Chương I – II: Khái quát địa lý, con người, xã hội vùng Mường Hòa Bình và quan niệm của người Mường về không gian văn hóa cồng chiêng.
Chương III – IV - V: Cách đặt tên cồng chiêng của người Mường; sự hình thành, phát triển không gian văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường và việc phát huy âm nhạc cồng chiêng.
Chương VI – VII: Văn hóa cồng chiêng với vòng đời mỗi người và các phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng.
Chương VIII – IX: Phương pháp truyền dạy nhạc chiêng sắc bùa và cách thức bảo tồn – phát huy không gian văn hóa cồng chiêng.
Cuối công trình là Phụ lục, Tài liệu tham khảo và Danh sách những người cung cấp tài liệu.