Ngày xưa, ở phường Bích Câu, gần kinh đô Thăng Long, dưới đời Trần, có một thư sinh tên là Trần Uyên, người đương thời vẫn gọi là Tú Uyên. Mồ côi cha mẹ từ năm mười lăm tuổi, Tú Uyên sống nhờ tài nghệ văn chương ở trong phường bấy giờ là nơi trú ngụ của tao nhân mặc khách.
Tử Uyên thường cùng các bạn đi viếng những danh lam thắng cảnh để ngâm vịnh, để thợ nhưng chàng vẫn tỏ ra không tin là có thần tiền.
Một năm, có lễ lớn ở chùa Ngọc Hồi, Tú Uyên theo đám đông đến dự lễ. Chiều tối mọi người đã ra về, chàng thư sinh trẻ tuổi còn thẩn thơ ở trước cửa chùa. Bỗng nhiên một ngọn là có đề bài thơ lượn lờ bay rơi trước mặt chàng. Tú Uyên nhặt lên xem xong rồi thở dài: "Người ta vẫn cho mình là kẻ tài thơ, làm sao mình có thể biết được tác giả bài thơ trên lá này để bày tỏ nỗi lòng?". Rồi chẳng thầm khấn: "Trời Phật đã run rủi cho ta việc này, ước gì lá thắm se duyên cho đôi lứa"!
Bỗng nhiên một làn hương nhẹ thoảng qua, rồi chàng thấy một cô gái cực kỳ xinh đẹp, lối chừng mười tám tuổi, từ trong chùa đi ra, cùng vài cô bạn. Tú Uyên vội bước theo, ngỏ lời ướm hỏi, có gái đã vội vã ra khỏi chùa, đi về phía lầu Quảng Văn rồi biến mất. Chàng lần theo người đẹp, ngẩn ngơ tiếc rẻ, trở về sinh ốm tương tư. Suốt ngày Tú Uyên chỉ thẫn thờ nhớ tiếc người đẹp quên cả ăn uống, bỏ cả đèn sách.