Truyện cổ Phật giáo- Tập 1 (Truyen co Phat giao)

Truyện cổ Phật giáo- Tập 1 (Truyen co Phat giao)

Truyền thuyết 12 cung hoàng đạo trong cuộc đời

Truyền thuyết 12 cung hoàng đạo trong cuộc đời

Truyền thuyết về quan thế âm / Chu Trạc Nhai ; Thế Anh biên dịch

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58784223
tôn giáo triết học tâm lý
thư viện khth
Chu Trạc Nhai đã dựa trên quyển “Quan Thế Âm Bồ Tát” và “Quan Thế Âm trong dân gian Trung Quốc”, cùng với nhiều tư liệu khác, tiến hành khảo chứng từ nhiều nguồn tổng hợp và qua tư duy cá nhân, hư cấu nghệ thuật, đã sáng tạo ra hình tượng Quan Thế Âm thứ ba - Quan Thế Âm nghệ thuật - vị nữ thần sắc đẹp Đông phương bằng xương bằng thịt.

Trong quyển “Thương Hiệt, thần tạo chữ”, Chu Trạc Nhai đã để Thương Hiệt khởi đầu với tư cách là một vị anh hùng bình thường; còn trong tiểu thuyết thần thoại này, ông đã cố ý để Quan Thế Âm bắt đầu với tư cách là một nữ anh hùng nửa người nửa tiên.

Tự cổ chí kim, tiểu thuyết và thần thoại đều được chia ranh giới rõ rệt: Là tiểu thuyết thì không phải thần thoại; còn là thần thoại thì không phải tiểu thuyết. Nhưng tác phẩm của Chu Trạc Nhai lại khác, không chỉ là thần thoại mà còn là tiểu thuyết, là những bộ tiểu thuyết thần thoại thật sự.

Trong quyển tiểu thuyết này, Chu Trạc Nhai đã kết hợp tính thần và tính người của Quan Thế Âm một cách hài hòa, tạo nên hình tượng nghệ thuật với phong cách sắc sảo. Tác phẩm của ông lấy tính người làm cơ bản, tiếp đó tô đậm và điểm xuyết tính thần thánh của Quan Thế Âm, điều này thể hiện đầy đủ đặc điểm của tác phẩm tiểu thuyết thần thoại.

Nho giáo đã ảnh hưởng đến nền văn hóa hai ngàn năm, khiến các nhà văn luôn có niềm tin là “quốc thái dân an”. Còn Mạnh Tử thì lấy tư tưởng mang đậm tính nhân văn “Nước lấy dân làm gốc” xoay quanh tầng lớp lao động, khiến các bậc quân vương lấy dân làm gốc để trị nước. Làm lợi cho dân, tốt cho dân thì là quan phụ mẫu tốt, là việc làm tốt, là đạo đức tốt. Trong phạm vi nghệ thuật dân gian cũng không khác. Chu Trạc Nhai từ đầu đến cuối đều đặt tư tưởng nhân văn làm cơ sở và để phục vụ cho việc hình thành hình tượng nhân vật, từ đó đạt được tính thẩm mỹ truyền thống của dân tộc. Người nào phục vụ được dân chúng thì là quan tốt, là người tốt, là cử chỉ thiện chí, phù hợp với tiêu chuẩn của tính thẩm mỹ; đó là chân thiện mỹ. Chẳng hạn như Chung Quỳ, một quỷ trong vô vàn con quỷ, đã trừ bạo an dân; hay vị thần tạo chữ Thương Hiệt giúp người dân thoát khỏi ngu muội; Quan Thế Âm đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn... Họ đều có tính chân thiện mỹ (đặc biệt là thiện). Có thể nói, Quan Thế Âm chính là hiện thân của cái thiện.

Theo tư tưởng của Trang Tử, lấy việc thanh tịnh hư vô, chú trọng đến việc tu luyện bản thân. Việc truyền giáo của Thích Ca Mâu Ni chính là đoạn tuyệt phàm trần, sau đó trở thành Phật để phổ độ chúng sinh. Tuy hai cách của họ khác nhau, nhưng Chu Trạc Nhai đã lấy phương pháp “lánh nạn” của hai giáo phái này để làm bối cảnh cho những khó khăn của Diệu Âm khi xuất gia. Từ đó, phản ảnh việc trong cuộc sống con người không thể “trốn tránh” hiện thực. Trong thế giới này, con người cần dùng trái tim để hành thiện tích đức. Xét từ góc độ đó, quyển sách này không chỉ nêu tính đạo đức cơ bản, mà còn là quyển chân kinh. Chúng ta dù có tu cả đời thì sự đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn cũng không thể tu hết. Nói tóm lại, chỉ cần trong tâm có thiện, tuyệt đối không có ý tổn thương người khác, thì có thể tu thành chính quả. Quyển sách này ngoài giá trị về xã hội còn mang giá trị văn hóa, nghệ thuật, thẩm mỹ sâu sắc.

Từ truyện ký về Quan Thế Âm, chúng ta có thể thấy, nhiều lúc muốn làm việc tốt không phải là dễ, và nếu hành thiện không đúng lúc có thể sẽ gây ra những việc không hợp lý. Nhưng chỉ cần có niềm tin, giữ vững ý chí, không quan tâm đến thị phi, thì chắc chắn chúng ta có thể hoàn thành tâm nguyện.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58784223
Số trang 399
Rating 0.0
Tác giả Chu Trạc Nhai