Trò chuyện triết học (#2)

Trò chuyện triết học (#2)

Trí tuệ xử thế của Thiền : tinh hoa tri thức nhân loại hiểu người, hiểu mình, thấu hiểu cuộc đời

Trí tuệ xử thế của Thiền : tinh hoa tri thức nhân loại hiểu người, hiểu mình, thấu hiểu cuộc đời

Trò chuyện triết học (#1)

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
35665011
tôn giáo triết học tâm lý
thư viện khth
Triết học là một môn học không khó nhưng để nói chuyện về triết học cho mọi người nghe, mọi người cùng hiểu thì không phải dễ. Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn đã làm được điều ở vế thứ hai thông qua cuốn sách quý này. “Đây không phải là cuốn sách nhập môn triết học và cũng không hẳn là cuốn sách về lịch sử triết học, tuy nhiên nó có đủ các yếu tố của 2 loại sách đó.” – Huỳnh Như Phương

Tinh hoa triết học 25 thế kỷ được gói ghém trong 4 phần qua 2 tập sách: Đường vào triết học, Khoa học và giáo dục, Con người tự nhiên và văn hóa, Kỹ thuật và công nghệ. Các vấn đề hóc búa của triết học được tác giả giản dị hóa tối đa có thể, các thuật ngữ triết học hay khái niệm trừu tượng được thay thế bằng ngôn ngữ đời thường, bằng những ví dụ thực tế và hình tượng cụ thể: chuyện bán phở và quán phở, chuyện người thợ hớt tóc và máy gặt đập liên hợp, chuyện gai nhọn và hoa hồng,… hay những tiêu đề đầy chất thơ: Cổ thụ ngàn năm hay chậu kiểng một mùa? Sáng như tơ mà chiều đã như sương, Sáng mai xõa tóc thả thuyền ta chơi, Như ong ăn mật, Từ tiếng hát nhân ngư, Quà tặng của thánh thần…

Những người đọc không chuyên có thể dễ dàng tìm hiểu về triết học, các khái niệm cơ bản của triết học, các trào lưu và các triết gia kinh điển thông qua những lời văn nhẹ nhàng, cô đọng và hóm hỉnh. Qua cuốn sách, bạn đọc có thể hiểu được triết học là gì và lợi ích của nó đối với cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, tác giả không định nghĩa nó rõ ràng như cách thông thường người ta hay làm, việc hiểu được khái niệm là sản phẩm của quá trình tư duy biết – hiểu – cảm – ngộ mà tác giả là người thầy, người dẫn đường tin cậy và uyên thâm: cung cấp tư liệu, hướng dẫn phương pháp và giảng giải một cách dễ hiểu nhất. “Không thể có triết học nếu không có sự tự giải phóng tâm hồn. Điều ấy đòi hỏi sự dũng cảm, kể cả sự dũng cảm dấn mình vào chỗ bấp bênh, nghi ngờ, thất vọng."

Triết học không phải là công cụ, không phải là phương pháp, “và khi triết học trở thành một cuộc trò chuyện, nó có thể tự nhiên đến với mọi người, có thể tìm thấy sự đồng cảm.” – Đỗ Hồng Ngọc
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/35665011
Số trang 225
Rating 4.28
Tác giả Bùi Văn Nam Sơn