Tăng Quốc Phiên (1811 - 1872) tên là Tử Thành sinh tại tỉnh Hồ Nam, một đại thần nổi danh triều đại nhà Thanh là một trong “Văn Thanh tứ đại danh thần”. Ông không chỉ giỏi trị quốc, trị quân, trị học, trị gia được đời sau tôn sùng mà còn xem như một nhà nhân tướng học có biệt tài nhìn người và dùng người. Và đó cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công trong toàn bộ sự nghiệp của Tăng Quốc Phiên.
Vì thế, hậu nhân tập trung các trước tác nói về thuật nhìn người để sử dụng nhân tài của Tăng Quốc Phiên thành một tập lấy tên là “Băng giám”, ngụ ý lấy băng làm gương nhìn thấu tỏ chân tơ kẻ tóc mọi vấn đề. Tưởng Vĩ Quốc, khi làm hiệu trưởng Đại học Tam Quân đã chỉ định “Băng giám” là sách tham khảo quan trọng cho sinh viên.
Cuốn sách Trí tuệ bằng giám này là một sự chỉnh lý gia công đối với “Băng giám” nên lấy tên là “Trí tuệ Băng giám” được chia thành 2 phần: phần một gồm 7 chương , trình bày nguyên văn, dịch nghĩa và bình giải nguyên tác “Băng giám”; phần hai gồm 3 chương là “thuật nhìn người, dùng người của Tăng Quốc Phiên”, trình bày quan điểm về việc vận dụng nhân tướng học trong việc dùng người và bồi dưỡng nhân tài thông qua nội dung các bài văn của tác giả mà mục đích đều hướng đến việc nhìn vấn đề một cách toàn diện, vĩ mô.