Tài liệu này trình bày những nội dung về văn hóa dân gian, mỹ thuật của Việt Nam từ xưa còn để lại, cụ thể như: nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và các hiện vật mỹ thuật cổ, hoa văn trang trí, mỹ thuật ứng dụng, lịch sử mỹ thuật và một số vấnđề khác.
Nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam trong những năm 1960 là một công việc hết sức mới mẻ. Trước năm 1945, đã có một số học giả người Pháp đề cập đến mỹ thuật Việt Nam, nhưng mới dừng lại ở thời Lý Trần, chưa khai thác giá trị thẩm mỹ biến thiên qua quá trình lịch sử. Vừa học, vừa làm, giữ nguyên nền nếp học đại học, Du Chi cần mẫn trên từng trang viết báo cáo điền dã, kèm theo các bản vẽ và bản dập hoa văn.Cũng trong một thời gian dài tiếp xúc với hiện vật trên thực địa, Du Chi tìm ra nét tương đồng đan xen qua lớp hoa văn trên bia ký, anh tâm sự với tôi là muốn có các sưu tập bản dập hoa văn để sau này có điều kiện sẽ in thành sách.Một ý tưởng rất hay, sau này khi tôi công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật, anh Du Chi công tác bên Viện Nghiên cứu mỹ thuật, chúng tôi vẫn trao đổi công việc này và anh bắt đầu các bản dập từ văn bia tại Văn Miếu - Hà Nội.Trước khi qua đời, anh đã kịp hoàn thành ước muốn đó, nhưng chưa kịp thực hiện in thành sách. Một số bản thảo khác đã được Viện Mỹ thuật in: "Trên đường tìm về cái đẹp của cha ông", "Hoa văn Việt Nam"... mong rằng cuốn bản dập của anh sẽ được sử dụng để lưu cho đời sau.