Ờ Nam Bộ, hai lĩnh vực Dân Tộc và Tôn Giáo có vai trò quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ. Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, gắn với cộng đồng Việt Hoa, Khmer. Trong thời kỳ đầy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo Nam Bộ, có những đóng góp gì cho xã hội? Hay nói cách khác, chức năng xã hội của Phật giáo thời hiện đại này như thế nào? Đây là câu hỏi khó đối với việc nghiên cứu Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển xã hội.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và xã hội trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất Nam Bộ sẽ góp phần vào việc tìm hiểu vai trò xã hội của Phật giáo, thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa tôn giáo và xã hội. Đồng thời tìm hiểu chức năng xã hội cơ bản của Phật giáo, làm rõ những biểu hiện đặc thù của chức năng xã hội của Phật giáo, chủ yếu là Phật giáo Nam bộ, còn nhằm để có kế hoạch, chính sách tôn giáo phù hợp trong điều kiện xã hội Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới, nhằm đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của Phật giáo Việt Nam, để có kế hoạch phát triển một xã hội Việt Nam bền vững.
Như vậy, đối tượng chính của đề tài là tìm hiểu những chức năng xã hội của Phật giáo Nam Bộ trong quá trình biến đổi nhanh chóng hiện nay. Do Phật giáo có nhiều lĩnh vực cần nghiên cứu, nên trong khuôn khổ thời gian cho phép, đề tài chỉ đi vào những hoạt động của Phật giáo từ năm 2000 trở lại đây.
Trong thời gian 5 năm qua, trên lĩnh vực Phật giáo, việc nghiên cứu đã được đẩy mạnh. Đặc biệt là tại hai Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Viện nghiên cứu Phật học, nay là Học Viện Phật giáo và tại Trung tâm nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo thuộc Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ.