"Cách duy nhất để tự biết mình, theo Kahlil Gibran trong Tiếng Vô Thanh & Người Tình Vĩnh Cửu, là tự mình lau sạch chiếc gương linh hồn để soi lấy nó, như một đức vua khác trong ngày đăng quang. Hình ảnh chiếc gương gợi cho ta thấy một quan điểm của hệ thần bí Sufi Hồi giáo. Bạn không thể tự thấy mình qua phản ánh của người khác. Như thế, ta thấy rõ tại sao Gibran được xem là nơi hội tụ của các tôn giáo và triết học Đông Tây.
Tự soi lấy mình để thức ngộ, thoát khỏi vô minh, như một câu hát của Phạm Duy "Và khi thức dậy, tôi tìm thấy tôi", tỉnh thức và tìm thấy chỉ là một. Cái tôi tiền kiếp về đứng ngó hay cái tôi hiện kiếp đang ngồi đây cũng là một: Nó là kẻ tiền hô vô thanh của cái tôi bây giờ và cái tôi mai sau.
Và từ đó, ta làm hành giả như trong một câu hát khác, lần này của Trịnh Công Sơn: "Trời cao đất rộng một mình tôi đi; đời như vô tận, một mình tôi về với tôi"."
(Nguyễn Ước)