Thượng đế, thiên nhiên, người, tôi và ta : triết lý luật và tư tưởng Phật giáo

Thượng đế, thiên nhiên, người, tôi và ta : triết lý luật và tư tưởng Phật giáo

Sức mạnh thần thánh ở trong ta

Sức mạnh thần thánh ở trong ta

Thiêng và Phàm: Bản Chất của Tôn Giáo

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
30120881
tôn giáo triết học tâm lý
thư viện khth
Với Eliade, khía cạnh thần thánh là ganz andere (hoàn toàn khác) so với khía cạnh người và khía cạnh vũ trụ. Con người tôn giáo (homo religiosus) mang trong người cảm thức này nên trong suy nghĩ của anh ta, đối diện với thần thánh, anh ta tự cho rằng mình không là gì hết, "chỉ là một sinh vật", "chỉ là tro bụi" như trong Sáng thế nói.

Người ta sùng bái một hòn đá hay một cái cây không phải vì đó là một hòn đá hay một cái cây, mà vì chúng biểu hiện cho cái thiêng, chúng cho thấy một cái gì không phải là hòn đá hay cái cây nữa, mà là cái ganz andere. Nhìn bề ngoài, không có gì phân biệt một hòn đá thiêng, một cái cây thiêng với một hòn đá, một cái cây bình thường.

Điều này làm tôi nhớ tới một bài thơ của Tô Đông Pha, cũng nói tới cái vẻ bề ngoài không có gì khác nhau giữa ngộ và không ngộ, nhưng bản chất lại đích thực là ganz andere. Bài thơ rất nổi tiếng, nhiều người thuộc:

Lô sơn yên tỏa Triết giang triều
Vị đáo sanh bình hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa Triết giang triều

"Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự": đến rồi (tới bến rồi :d) mới thấy là chẳng khác gì. Thế nhưng lại khác. Đây là căn cốt của sự đơn giản đồng thời cũng là sự khó nhọc của tinh thần siêu việt.

Con người tôn giáo và con người không tôn giáo được Eliade giải quyết mối quan hệ một cách tuyệt vời ở đoạn cuối Thiêng và phàm, khi ông bàn về con người không tôn giáo trong xã hội hiện đại, một cách giải thích mang màu sắc tâm phân học rõ ràng: "Đúng là phần lớn hoàn cảnh mà con người tôn giáo đảm nhận trong các xã hội nguyên thủy và các nền văn minh cổ xưa từ lâu đã bị Lịch sử vượt qua. Nhưng chúng không biến mất mà không để lại giấu vết gì: chúng đã góp phần tạo ra chúng ta hiện nay, do đó chúng là một bộ phận của lịch sử chúng ta".

Với Eliade, quả thực là có các nhóm người không tôn giáo ở mức độ triệt để, như là các nhà khoa học (hic, chưa chắc đâu nhé :d) nhưng con người hiện nay vẫn mang ở thẳm sâu trong mình con người tôn giáo; con người hiện đại vẫn có một số, thậm chí là rất nhiều, cử chỉ vô thức thể hiện căn tính tôn giáo chưa bị mất đi trong ký ức ngầm. Con người hiện đại là con đẻ thoát thai từ homo religiosus.

Hôm nào có thời gian phân tích lại cách hiểu huyền thoại của Eliade cũng hay, đại khái với Eliade huyền thoại nghĩa là khuôn mẫu mà con người tôn giáo nhất thiết phải theo, nếu muốn vũ trụ thực sự là một thực tế, và hơn thế nữa, nếu muốn sống được.

Mấy đoạn này rất hay:

"Nhưng cho dù con người hiện đại tự cảm thấy và tự coi mình là không tôn giáo, thì nó vẫn nắm được cả một hệ huyền thoại bị che đậy và nhiều thứ nghi thức thoái hóa."

"Có lẽ phải có một công trình viết về các huyền thoại của con người hiện đại, về những huyền thoại ẩn giấu trong những buổi trình diễn được nó yêu mến, trong những cuốn sách được nó thích thú. Điện ảnh, cái "nhà máy của những ước mơ" ấy, lại lấy lại và sử dụng vô số mô típ huyền thoại: đấu tranh giữa Anh hùng và Quái vật, các trận đánh và những thử thách khai tâm, các nhân vật và những hình ảnh mẫu ("cô gái trẻ", "vị Anh hùng", "cảnh Thiên đường", "Địa ngục", v.v...). Ngay cả việc đọc cũng mang một chức năng huyền thoại: không phải chỉ vì nó thay thế cho việc kể chuyện huyền thoại trong các xã hội cổ xưa và văn học truyền miệng, mà chủ yếu vì việc đọc đem lại cho con người hiện đại một sự "thoát khỏi thời gian" có thể so sánh với sự "thoát khỏi Thời gian" do các huyền thoại đem lại. Cho dù người ta "giết" thời gian với một tiểu thuyết trinh thám, hay đi vào một vũ trụ thời gian xa lạ mà bất cứ tiểu thuyết nào cũng mô tả, thì việc đọc cũng đưa con người ra khỏi thời gian sống của cá nhân mình và đặt nó vào những nhịp điệu khác, làm cho nó sống trong một "lịch sử" khác."
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/30120881
Số trang 225
Rating 3.80
Tác giả Mircea Eliade ; Huyền Giang dịch