Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX

Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX

Thiền tâm sơ tâm

Thiền tâm sơ tâm

Thiền Tông bản hạnh

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58795324
tôn giáo triết học tâm lý
thư viện khth
Thiền tông bản hạnh là cuốn sách Nôm được sưu tập và biên soạn vào thời Lê; nội dung các bài trong sách đều liên quan đến thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó, có một bài hạnh viết theo thể thơ lục bát của thiền sư Chân Nguyên kể về sự tích của Thiền phái Trúc Lâm núi Yên Tử và một số trước tác của các vị sư tổ Thiền tông thời Trần. Đây là những tư liệu rất quý, còn lưu lại những chứng tích có giá trị về chữ Nôm, văn Nôm thời Trần và thời Lê.



Tình hình khảo cứu và giới thiệu Thiền tông bản hạnh

Năm 1966, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn lần đầu tiên giới thiệu Thiền tông bản hạnh trên số 15, tạp chí Phật học Vạn Hạnh Sài Gòn. Đây là bản khắc in năm 1745 tại chùa Liên Hoa, kinh đô Thăng Long do sư Giải Ngạn trụ trì chùa Hoàng Mai tặng cho giáo sư Hoàng Xuân Hãn năm 1943. Tiếp sau đó Hoàng Xuân Hãn đã phiên khảo toàn bộ Thiền tông bản hạnh, giới thiệu trên số 5, 6, 7 Tập san Khoa học xã hội Paris (Pháp) năm 1978, 1979, 1980, kèm theo phần chụp nguyên bản.

Khi đó, giới Hán Nôm trong nước hầu như mới chỉ biết đến tác phẩm này qua phần giới thiệu 4 bài phú trong Thiền tông bản hạnh từ bản khắc in năm Bảo Đại thứ 7 (1932) của Giáo sư Đào Duy Anh trong cuốn Chữ Nôm - Nguồn gốc cấu tạo diễn biến, Nxb. KHXH, H. 1975.

Đến năm 1988, trong cuốn Thơ văn Lý - Trần, tập II, quyển Thượng, Nxb. KHXH, do Nguyễn Huệ Chi chủ biên đã chỉnh lý, phiên âm lại 3 bài phú trong bản 1745 và bài Giáo tử phú của bản 1932. Phần phiên khảo và chữ Nôm chép lại đã được chỉnh sửa, tham khảo công trình của Hoàng Xuân Hãn và Đào Duy Anh.

Năm 1998, trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Nxb. Giáo dục đã in lại toàn bộ các công trình nghiên cứu và trước tác của Hoàng Xuân Hãn, trong đó có phần Thiền tông bản hạnh đã in ở Tập san Khoa học xã hội Paris số 5, 6 và 7 trước đây. Độc giả trong nước được biết đến bản Thiền tông bản hạnh 1745 nhiều hơn. Sau này trong các sách: Tinh tuyển văn học Việt Nam, tập 3, Nxb. KHXH, H. 1984 và Hợp tuyển Văn học Trung đại Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo dục, H. 2004; Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam (năm 2002) và Toàn tập Trần Nhân Tông (năm 2006), Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ chí Minh của Lê Mạnh Thát đều có chỉnh sửa, tham khảo, giới thiệu các bài phú, ca thời Trần trong Thiền tông bản hạnh. Điểm chung giữa các tổng tập, tinh tuyển, hợp tuyển này là phần nhiều dựa vào bản khắc in năm 1932, ít tham khảo bản 1745, nhất là khi gặp những từ cổ, chữ Nôm cổ. Ngoại trừ công trình của hai giáo sư Đào Duy Anh và Hoàng Xuân Hãn là có khảo cứu về văn bản, nhưng lại khảo cứu ở hai văn bản in cách nhau gần 200 năm, còn các công trình khác thì chỉ dừng ở mức giới thiệu sơ lược về tác gia tác phẩm.

Gần đây nhất, tháng 11 năm 2008, trong Hội thảo khoa học Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức cũng có một số bài đề cập đến nội dung tư tưởng, triết lý, giá trị tinh thần của hai bài Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca của Trần Nhân Tông. Chúng ta đều biết, do nhiều nguyên nhân mà những tư liệu về chữ Nôm và văn, thơ Nôm trước thế kỷ XV còn lại rất ít. Những trước tác còn lại tuy thuộc thời Trần nhưng đều do người sau sao chép, sửa chữa lại, điều đó đã ít nhiều làm thay đổi nguyên tác. Bốn bài phú trong Thiền tông bản hạnh là những tác phẩm thời Trần may mắn còn sót lại truyền đến ngày nay cũng không tránh khỏi sự nhuận sắc, sửa chữa của người sau. Đây là vấn đề rất phức tạp không chỉ riêng với văn bản Thiền tông bản hạnh mà là tình trạng chung của các văn bản tác phẩm Nôm trước thế kỷ XV. Hơn nữa, các bản phiên khảo của các giáo sư Đào Duy Anh và Hoàng Xuân Hãn cũng được thực hiện cách đây trên dưới 3 thập kỷ, các bản phiên khảo gần đây lại nghiêng về sử dụng bản in năm 1932, nay nhìn lại còn thấy có những điểm cần được tiếp tục nghiên cứu. Nhất là trong điều kiện hiện nay đã có nhiều thành tựu nghiên cứu về ngữ âm học lịch sử, văn tự học, lịch sử phát triển chữ Nôm... có thể cho phép chúng ta nhận diện, lý giải, phiên khảo chữ Nôm, văn Nôm ở thời kỳ đầu một cách thoả đáng hơn và khoa học hơn.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58795324
Rating 0.0
Tác giả Hoàng Thị Ngọ