Thánh địa

Thánh địa

Thánh Mẫu Linh Tiêm

Thánh Mẫu Linh Tiêm

Thánh nữ Tỳ-Kheo-ni Liên Hoa Sắc (Uppalavaṇṇā)

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58881764
tôn giáo triết học tâm lý
thư viện khth
Uppalavanna cùng với Khema, là hai đại đệ tử đứng đầu của Phật về phía Ni, giống nhu Xá-Lợi-Phất và Mục-Kiền-Liên là hai đại đệ tử đứng đầu về thần thông. Cả hai đều được Phật ngợi khen về tài lãnh đạo và giáo huấn xuất chúng. Cả hai đều được Phật tán thưởng như tấm gương sáng để Ni đoàn soi chung. Trong kinh văn Pali, đó là tất cả những được ghi trong hai bộ Samyutta Nikaya và Anguttara Nikaya. Bởi vậy, trong tập sách này của Hòa thượng Thích Trung Hậu, người đọc sẽ không thấy gì khác về kinh nguyên thủy ngoài hai đoạn ngắn trích dẫn Tương Ưng bộ kinh (Samyutta) và Tăng Chi bộ kinh (Anguttara). Tất cả các trích dẫn khác đều lấy từ tích truyện.

Kinh thì ít, nhưng tính truyện lại nhiều. Tên của Uppalavanna xuất hiện trong đó nhiều hơn cả các vị Ni khác, nhiều đến nỗi một học giả có uy tín nhất về Ni đoàn trong thời Phật, bà Rhys Davids, báo phải coi chừng kêu lầm Uppalavanna này với Uppalavanna khác cùng tên, chẳng hạn như có hai phụ nữ cùng tên mà bà nhận thấy trong bộ Luật Vinaya. Các truyện tiền thân, kể cả tiền thân trăm ngàn kiếp về trước, từ khi Uppalavanna được gần gũi các đức Phật trong quá khứ cho đến khi được báo trước sẽ gặp và đã gặp đức Phật hiện tại của chúng ta, các chuyện ấy quá phong phú, phản ánh lòng sùng kính đặc biệt của nhân gian qua bao thế kỷ của các nước Phật giáo nguyên thủy.

Với lòng sùng kính ấy, tôi chỉ biết góp thêm hai nhận xét về các tích truyện trong sách này.

Nhận xét thứ nhất đến thần thông của Uppalavanna. Tích truyện chép: “Uppalavanna dùng thần thông chuyển thành Chuyển Luân Vương rồi sau đó hiện nguyên hình để đón đức Phật từ cõi trời trở về giảng pháp tại rừng cây Ưu Đàm”.

Uppalavanna hiện ra như một Chuyển Luân Vương! Nghĩa là dưới thân nam tử! Từ nữ, thánh Ni này biến ra nam, rồi từ nam hiện nguyên hình thành nữ. Như vậy, giữa nữ với nam đâu có biên giới cách biệt? Giữa nữ với nam đâu có gì khác nhau? Bình đẳng từ trong bản chất! Vậy là, từ nguyên thủy, một nguyên tắc cốt lõi của đạo Phật về bình đẳng giới tính trong bản chất được xác nhận. Các học giả Tây Phương đặc biệt nêu lên điểm này của tích truyện. Mà trong đại thừa cũng thế thôi. Ai đọc tích truyện này mà không liên tưởng đến một trang đầy trào lộng trong kinh Duy Ma? Một thiên nữ dùng thần lực biến ngài Xá-lợi-phất thành chính thiên nữ, còn thiên nữ thì tự biến mình thành Xá-lợi-phất. Rồi hỏi: “Ngài không phải nữ nhân mà biến thể nữ thân, thì mọi nữ nhân cũng vậy, biến thể nữ thân mà không phải nữ nhân”. Và cắt nghĩa: “Do vậy mà Phật đã nói các pháp phi nam phi nữ”. Dứt lời, “thiên nữ tức thời thu lại thần lực, thân Tôn giả Xá-lợi-phất trở lại như cũ”. Nào có khác gì thân của Uppalavanna cũng trở lại như cũ?


[...]
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58881764
Rating 0.0
Tác giả Lệ Như Thích Trung Hậu