Anthony “Tony” Peter Buzan là nhà tâm lý và là cha đẻ của phương pháp tư duy Mind map (Sơ đồ tư duy Giản đồ ý). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia.
Tony Buzan là cố vấn cho một số tổ chức chính phủ và các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như như Hewlett Packard, IBM, BP, Barclays International, EDS…, giảng viên thường xuyên của các đại học Oxford, Cambridge…Tạp chí Times từng đánh giá về ông: “Những gì Tony Buzan đóng góp cho bộ não con người sánh ngang với những gì Stephen Hawking làm cho Vũ trụ.”
Mặc dù các nhà tư tưởng hàng đầu đã mất nhiều thời gian tìm ra manh mối để chứng minh “Điều gì làm cho chúng ta thông minh xuất chúng?” nhưng khái niệm IQ chỉ được đưa ra vào khoảng 100 năm trở lại đây. Những thử nghiệm đầu tiên để đánh giá trí thông minh bằng các “phương tiện khoa học” chỉ mới bắt đầu vào khoảng thế kỷ XX.
Tuy nhiên, sau đó Alfred Binet, nhà tâm lý học người Pháp, đã đưa ra một phương pháp khoa học thực sự và khách quan hơn để đánh giá trí thông minh. Đó là xây dựng các bài kiểm tra về ngôn ngữ và số học, với mốc điểm trung bình là 100.
Các bài kiểm tra IQ của Binet đã được chấp nhận mà không có nghi vấn nào trong suốt 60 năm. Mãi cho đến thập niên 70, quan niệm về trí thông minh mới bắt đầu thay đổi.
Giáo sư Howard Gardner, Giáo sư Robert Ornstein,Tony Buzan và những cộng sự khác đã khám phá ra rằng có nhiều loại trí thông minh khác nhau; và mỗi một trí thông minh khi được phát triển đúng cách sẽ tương tác hài hòa với những trí thông minh còn lại.
Trí tuệ Xã hội là gì? Trí thông minh này là khả năng giao tiếp một cách hòa hợp với mọi người xung quanh. Con người vốn là một loài có tính quần thể, nên khả năng tương giao là điều mang ý nghĩa sống còn để chúng ta có thể sống chan hòa, hạnh phúc trong mọi tập thể, cộng đồng.
Sức Mạnh Của Trí Tuệ Xã Hội là cuốn sách rất hữu ích nó được tổng hợp từ những mẫu số chung về vấn đề của con người khi đứng trước các vấn đề giao tiếp, ứng xử với nhau. Ở đó tác giả đã tổng kết những cái chung nhất mà chúng ta cảm thấy đôi khi có mình có trong hoàn cảnh đó