Con người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử. Mỗi khi tâm thức rời khỏi thể xác, hơi thở không còn, hơi ấm tiêu tan, đời sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì không mất.
Khi hơi thở người bệnh không còn nữa nhưng không phải lúc đó tâm thức đã rời khỏi thể xác. Vậy sau khi người bệnh chấm dứt hơi thở. Bao lâu thì tâm thức rời khỏi thể xác? NHanh lắm là sau khi mới chết, chậm lắm là hai ngày. Trong thực tế trường hợp nhanh và chậm rất ít, xét chung là trong khoảng từ mười giờ tới mười hai giờ đồng hồ thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Đôi khi, người bệnh đã chấm đứt hơi thở trong khoảng một vài ngày rồi đột nhiên sống lại. Việc đó do hai nguyên nhân: một là thần thức chưa rời khỏi thể xác, hai là thần thức đã rời nhưng nhập trở lại.
Căn cứ trên thực tế đã xảy ra, vì thế chúng ta đối với việc lớn lâm chung ngàn vạn lần nên thận trọng. Người đời nhận thức sai lầm cho rằng người bệnh sau khi hơi thở chấm dứt là chết, ngay đó bèn khám nghiệm tử thi, sự va chạm khiến người bệnh phải chịu vô vàn sự thống khổ. Nhân đây, quyển sách nhỏ này sẽ cung cấp các kiến thức thông thường khi lâm chung, để kêu gọi mọi người trong xã hội đối với việc trước và sau khi chết cần nên chú ý và làm cho đúng pháp.
Nhân đây, quyển sách nhỏ này gióng lên những lời kêu gọi thống thiết: "Chết" là việc lớn nhất của đời người, chỉ có y cứ vào Phật pháp mới có được sự nhận thức chính xác, mới có được sự lợi ích triệt để đối với người chết. Các vị nhân sĩ nếu có chỗ nào hoài nghi nên thân cận các vị pháp sư để thưa hỏi, không những giải nghi mà còn nâng cao tầm nhận thức và kiên cố tín tâm. Sự việc có liên quan người chết chúng ta không thận trọng hay sao? Nay tôi đem các yếu điểm của việc trước và sau khi lâm chung xin biện giải một cách rõ ràng.