Sài Gòn Chợ Lớn Qua Những Tư Liệu Quý Trước 1945
Là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường và bảo tồn di sản văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp đã tập hợp nguồn tư liệu nghiên cứu phong phú của cá nhân để hoàn thành công trình biên khảo SÀI GÒN - CHỢ LỚN QUA NHỮNG TƯ LIỆU QUÝ TRƯỚC 1945. Trong ấn phẩm này, độc giả sẽ được tiếp cận với những tài liệu có giá trị gồm tư liệu thành văn, tư liệu hình ảnh, bản đồ... của nhiều tác giả, đặc biệt là tư liệu của người phương Tây đã từng thăm viếng av2 sinh sống ở Sài Gòn - Chợ Lớn xưa, kết hợp với những tư liệu điền dã mà tác giả Nguyễn Đức Hiệp đã khảo sát trực tiếp đối với những di tích còn lại hiện nay, để phác họa nên những đường nét cơ bản của một Sài Gòn - Chợ Lớn xưa sinh động, quyến rũ, nơi từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”.
Như Charles Lemire, Cochinchine francaise royaume de Cambodge, royaume d’Annam et Tonkin đã viết: “Không có gì náo nhiệt hơn là quang cảnh mà người ta có thể thấy khi đứng từ trên cao ở cầu Jaccaréo nhìn xuống. Các ghe, tàu xuồng tụ họp mà phía đông là một mảng cây xanh đối diệnvới đồn Cây Mai, những bến tàu mà người ta thấy tàu đậu san sát, các cu li luôn hoạt động, các nhân viên kho hàng, các tiểu thương, tất cả tạo thành một tập hợp rất lý thú, làm cho những người còn hoài nghi về tương lai của nam kỳ phải suy nghĩ lại”.
Cuốn sách chia làm các phần sau:
- Sài Gòn từ thời tiền sử đến thế kỷ XVII
- Sài Gòn từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX
- Sài Gòn từ 1860 đến cuối thế kỷ XIX
- Sài Gòn từ đầu thế kỷ XX đến 1945
- Chợ Lớn xưa và nay
- Vai trò lúa gạo trong đời sống kinh tế và chính trị ở Sài Gòn - Chợ Lớn đầu thế kỷ XX
from Tiki.vn