Ông Trùm Cuối Cùng

Ông Trùm Cuối Cùng

Ông Ibrahim Và Những Đóa Hoa Coran

Ông Ibrahim Và Những Đóa Hoa Coran

Ông Mãnh về làng

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58829440
tiểu thuyết
thư viện khth
Tiểu thuyết “Ông mãnh về làng” là sự nối tiếp câu chuyện “Ma làng”. Những nhân vật Nghiệp, Mưa, Ló, Dỏ, Tâm, Thành, Ất, Lại... tiếp tục được tác giả khắc họa giữa bối cảnh xã hội mới trong thời đại hội nhập. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của những nhân vật mới như: Cô Lập, ông Đà, ông Mánh, ông Quén, vợ chồng nhà bà Bông… “Ông mãnh về làng” là cuộc sống mới ở làng Bâm Dương trong thời kinh tế hội nhập. Giữa sự phát triển của cơ chế thị trường, làng quê đã phân nhiều tầng lớp, có người giàu, người nghèo, người thất nghiệp, người đầu cơ, người dẫn mối... Ngay trong các cấp lãnh đạo cũng chia bè kéo cánh, căn bệnh tham nhũng, hám chức quyền. Ngòi bút sắc sảo của tác giả vạch trần những thói hư tật xấu, tệ nạn… trong xã hội đương thời.

Tác phẩm là bức tranh làng quê Bâm Dương trong thời kỳ đổi mới với những thói tục cũ được “cải biến” thành thói tục thời nay. Từ con “ma làng” sau khi trở về, nhân vật Lại đã biến tthành một “ông mãnh” tinh quái. Hắn dùng mọi thủ đoạn, mưu mô để làm giàu, để thăng quan tiến chức và để khôi phục dòng họ Phạm. Nhờ đó, Ất cũng được tiến thân, từ kẻ rồ dại đã leo dần tới những chức sắc trong xã. Cơ chế thị trường đã cuốn nhiều người dân Bâm Dương sa vào vòng xoáy đồng tiền. Trải qua bao đấu tranh, cuối cùng chính nghĩa luôn chiến thắng: Cô Lập, Nghiệp, Mưa - những con người ngay thẳng, hết lòng vì lợi ích chung cộng đồng. Họ đã đứng ra giải quyết những hậu quả của những kẻ tham quan, trục lợi cá nhân để lại. Việc làm của Lập, Nghiệp, Mưa góp phần xây dựng làng quê Bâm Dương ngày càng giàu đẹp, trù phú.
Không chỉ phê phán thói tham quan, ô lại và những thói hư tật xấu trong xã hội đương thời, nhà văn Trịnh Thanh Phong còn gửi gắm nhiều thông điệp mang tính xã hội. “Ông mãnh về làng” có cái kết gợi mở, kết thúc chuyện là cuộc gặp gỡ giữa ba thế hệ lãnh đạo thuộc ba thời kỳ khác nhau: Ông Thường, ông Đà và cô Lập. Câu nói của ông Thường: “…Việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn vấn đề trước tiên là phải đầu tư cho con người…”. Đây là điều mà tác giả muốn gửi gắm tới các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý nông nghiệp và nông thôn mới. Đó là đào tạo nhân lực, nâng cao nhân lực là yếu tố tiên quyết để phát triển xã hội. Khi tầng lớp cán bộ có tri thức, khoa học, kinh nghiệm thì công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước đi lên sẽ dễ dàng hơn.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58829440
Số trang 354
Rating 0.0
Tác giả Trịnh Thanh Phong