Từ năm 1945, đặc biệt là từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, nhiều thế hệ nhà văn dân tộc thiểu số đã xuất hiện và khẳng định được tên tuổi của mình trong đời sống văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học nước nhà nói chung. Trong đội ngũ khá đông đảo đó - nhà văn nữ dân tộc Tày Vi Thị Kim Bình được coi là một trong những cây bút nữ người dân tộc thiểu số “mở đầu” cho văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Niềm vui là tập truyện ngắn được Vi Thị Kim Bình cho ra mắt năm 1979. Xuất phát điểm là một bác sĩ, với 8 truyện ngắn trong tuyển tập, nữ văn sĩ được đánh giá là “cây bút duy nhất trong giới nữ ở miền núi viết thường xuyên về đề tài y tế”. Nhân vật chính trong nhiều truyện ngắn của chị thường là bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lí và những người được các thầy thuốc săn sóc. Vừa là thầy thuốc, vừa là nhà văn, Vi Thị Kim Bình cùng những bạn đồng nghiệp đang trấn vùng biên giới Lạng Sơn.
Một số truyện ngắn trong tập truyện có thể kể đến: Niềm vui, Lỡ hẹn, Trở về, Truyện bà Sử, Một ngày nghỉ…