Khi không có đủ cơm ăn áo mặc thì nghệ thuật liệu có nghĩa lý gì không, có giúp ích được gì không? Có lẽ 35 năm trước, vào thời điểm El Sistema ra đời, người Venezuela đã rất băn khoăn, ngờ vực về những gì âm nhạc có thể làm cho đất nước họ, cho trẻ em nghèo. Song thực tế đã chứng minh sau 35 năm, số nhạc sĩ - công dân đầy trách nhiệm, tự tin và tự trọng tăng lên, số thanh niên sa ngã trong các băng đảng giảm dần. Đối với những người trẻ đã được cứu thoát khỏi cuộc sống bế tắc, đói nghèo, El Sistema như một phép lạ mang đến cho họ hy vọng, đam mê và sức sống mãnh liệt. Những điều đó chẳng phải mới thật sự giúp họ sống đúng nghĩa sao?
Cuốn sách Những Nốt Nhạc Tỉnh Thức này ghi lại những khám phá của tác giả Tricia Tunstall, và những nỗ lực làm sáng tỏ khả năng gần như kỳ diệu của Sistema để truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ, nhà giáo dục, và các nhà hoạt động xã hội ở khắp mọi nơi. Nó lần theo quá trình mà tác giả đã dần nhận thức được rằng trong El Sistema, lý tưởng dẫn dắt dàn nhạc như một trường học cho cộng đồng phải rất mạnh mẽ để có thể xuất sắc xóa nhòa sự phân biệt giữa giáo dục âm nhạc và biến đổi xã hội. Và nó mô tả quá trình củng cố niềm tin trong bà rằng nước Mỹ và các nơi khác trên thế giới, có nhiều điều để học hỏi từ mô hình của Venezuela.
El Sistema là một chương trình giáo dục âm nhạc công lập ở Venezuela, ban đầu được gọi là Hành động xã hội vì âm nhạc do nhà kinh tế và nhạc sĩ Jose Antonio Abreu sáng lập. El Sistema quản lý hơn 150 dàn nhạc thanh niên và 70 dàn nhạc thiếu niên tham dự miễn phí các trường âm nhạc trong hệ thống của mình trên khắp đất nước. 905 trong số đó là con của các gia đình nghèo. Các em không những được mễn phí học mà còn được cấp nhạc cụ thậm chí cả thẻ xe buýt đến lớp.
Kết hợp sự khôn khéo về chính trị với lòng tận tâm hết mực, Abreu đã nuôi dưỡng giấc mơ, nơi âm nhạc được xem như môi trường lý tưởng mà trẻ em càng sớm được trưởng thành trong đó thì càng tốt cho xã hội.
“Những nốt nhạc tỉnh thức là một cuốn sách ký sự phải-đọc dành cho bất cứ ai muốn làm thế giới tốt đẹp hơn mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu.”
– Ngài Clive Gillinson, Giám đốc điều hành và Giám đốc nghệ thuật Carnegie Hall