à những trang viết đầy tâm huyết của một người cha khao khát đóng góp với đất nước và cách mạng bằng ngòi bút của mình; là cuộc đời riêng tư của một cá nhân nhưng qua đó cũng cho thấy phần nào bối cảnh đất nước và đời sống văn học trong suốt những năm 1930-60 với bản lề là cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử. Chính vì thế, ngay từ khi ra đời, bộ Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng đã được nhiều bạn đọc, đặc biệt là những người yêu văn chương quan tâm tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu.
"Đặt trong đối sánh giữa hai phía - một bên là kịch Vũ Như Tô (1941) đến Sống mãi với Thủ đô (1961) ở hai đầu mút của sáng tao với tổng lượng hơn 4.200 trang, với một bên là Nhật ký với tổng lượng 1.700 trang viết bền bỉ trong suốt 30 năm... đó là một bổ sung bên nhau, một soi sáng cho nhau trong sự nghiệp một con người là Nguyễn Huy Tưởng; và qua Nguyễn Huy Tường - mà hiện lên một hành trình của nhân dân và lịch sử."