Này, Con Có Thôi Đi Không!
Một tác phẩm hài hước nhưng không kém phần nghiêm túc dành cho cha mẹ
Ngôi nhà của bạn có bị làm phiền bởi những đứa trẻ hay quấy nhiễu không?
- Vâng, chúng ta lại quay lại chủ đề này. Đã đến lúc chúng ta cần cảnh báo về những đứa trẻ ngỗ nghịch. Các bậc phụ huynh khắp nơi đang tìm kiếm xem ngôi nhà của họ có bị quấy nhiễu bởi những thành viên khó bảo và hay quấy rối không. Những đứa trẻ như vậy có nhiều kiểu và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nhưng chúng trông như thế nào, và nếu gia đình bạn có thì bạn cần dạy bảo chúng ra sao? Hãy thử xem danh sách dưới đây và tôi chắc bạn sẽ tìm thấy câu trả lời.
Nếu ngôi nhà của bạn có dấu hiệu:
- Đồ chơi, quần áo, vật dụng cá nhân bị quăng quật bừa bãi khắp nơi trong nhà.
- Tiếng ồn ào lớn, tiếng khóc, la hét, đập phá, rên rỉ, chửi rủa, nhạc rock, các chương trình ca nhạc MTV được bật quá nhiều...
- Vật dụng và các món đồ trong nhà biến mất một cách bí ẩn mà bố mẹ không hề biết, ví dụ như thực phẩm hay kéo (Bất cứ thứ gì bị mất hay thất lạc).
- Những hành vi quấy nhiễu hoặc có tình huống không thể kiểm soát được, những cơn giận, ném các vật dụng lung tung trong nhà.
- Đôi khi mọi thứ trở nên luộm thuộm bừa bãi một cách khó hiểu. Ti vi, đèn và các vật dụng trong nhà bị di chuyển vị trí, điện thoại bị buộc lại hàng giờ đồng hồ.
Bất kỳ một dấu hiệu nào trên đây đều cho thấy bạn đang có những đứa trẻ khá hư trong nhà, hay là dấu hiệu của một đứa trẻ sắp hư. Nếu bạn không có biện pháp để xử lý thì căn nhà của bạn sẽ vô cùng tồi tệ. Ngày nay có những biện pháp xử lý triệt để vừa đơn giản vừa hiệu quả đối với những đứa trẻ này (bạn sẽ thấy ngay trong cuốn sách này). Thực hiện những hướng dẫn trong cuốn sách. Điều chỉnh liều lượng “thuốc” một cách hợp lý. Hãy đeo “đôi găng tay trẻ em” khi đối mặt với những đứa trẻ hư.
Xin ghi nhớ: Phản ứng của bọn trẻ lần đầu sẽ mãnh liệt và dữ dội hơn so với bình thường. Hãy kiên nhẫn và tiếp tục xử lý chúng để đảm bảo có được kết quả tốt nhất.
Thời gian để hoàn thành việc dạy và điều chỉnh một đứa trẻ hư còn phụ thuộc vào mức độ ngỗ ngược của đứa trẻ và thời gian bạn đã bỏ rơi đứa trẻ, không xử lý những lúc không ngoan của đứa trẻ đó. Tiếp tục xử lý cũng như thường xuyên xử lý là việc vô cùng cần thiết để tránh việc trẻ lại quay trở lại tính cách gây quấy nhiễu.
Vâng, nếu bạn đang gặp phải những băn khoăn trăn trở nêu trên, hãy chia sẻ cùng các ông bố bà mẹ khác và các chuyên gia tư vấn trong cuốn Purrfect Parenting với bản tiếng Việt: Này, con có thôi đi không do Công ty CP Sách Thái Hà mua bản quyền.