Trong gia đình người Việt, bữa ăn hằng ngày còn được hiểu là bữa cơm, vì cơm là món ăn chính được nấu từ gạo tẻ, xuất phát từ đặc điểm Việt Nam là nước nông nghiệp, lúa gạo là nông sản chính.
Chuẩn bị thực hiện bữa ăn gia đình là công việc hay đúng hơn là thiên thức của người phụ nữ. Nhưng làm thế nào để người phụ nữ có thể làm tròn được công việc của gia đình mà vẫn hoàn tất công việc xã hội thì đó là điều không đơn giản.
Muốn đạt được yêu cầu đó phụ nữ nên tế nhị vui vẻ để nhờ mọi người trong gia đình giúp một vài công việc tùy theo khả năng để tạo thành một bữa cơm sum họp và đầm ấm.
Mỗi vùng, mỗi miền trên đất nước đều có các tập quán riêng về ăn uống và có ít nhiều thay đổi về cách nấu nướng, cách nêm nếm, và cách sử dụng gia vị. Chẳng hạn như các món ăn miền Bắc nếu cần độ chua thì sử dụng độ chua dịu của giấm bỗng, của mẻ, của quả sấu... Các món ăn thường có gia vị mặn đậm đà, ít dùng chất đường vì cho rằng nêm đường nhiều, món ăn sẽ ngọt lờ lợ. Trái lại, miền Nam thường sử dụng độ chua nhiều của me, của chanh, hay nêm thêm đường vào các món ăn cho dịu và thường dùng nhiều nước dừa tươi hay nước cốt dừa trong các món nấu, dùng gia vị cay của ớt. Miền Trung cũng sử dụng vị cay nhiều của ớt nhất là ớt hiểm, về độ mặn cũng tương tự như miền Bắc.
Trong tập sách "Nấu ăn gia đình - miền Bắc" này, tác giả giới thiệu đến các bạn một số món ăn được sắp thành 25 thực đơn cho các bữa ăn hằng ngày. Tuy rằng các nguyên liệu đặc trưng của miền Bắc nhưng có thể thực hiện dễ dàng ở mọi miền đất nước, vì các nguyên liệu này đều được cung cấp ở các chợ.
Mã hàng 9786045615652
Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ
Tác giả Đỗ Kim Trung
NXB Phụ Nữ
Năm XB 06/2013
Trọng lượng (gr) 280
Kích Thước Bao Bì 14.5x20.5
Số trang 156
Hình thức Bìa Mềm
Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Nấu Ăn bán chạy của tháng
Trong gia đình người Việt, bữa ăn hằng ngày còn được hiểu là bữa cơm, vì cơm là món ăn chính được nấu từ gạo tẻ, xuất phát từ đặc điểm Việt Nam là nước nông nghiệp, lúa gạo là nông sản chính.
Chuẩn bị thực hiện bữa ăn gia đình là công việc hay đúng hơn là thiên thức của người phụ nữ. Nhưng làm thế nào để người phụ nữ có thể làm tròn được công việc của gia đình mà vẫn hoàn tất công việc xã hội thì đó là điều không đơn giản.
Muốn đạt được yêu cầu đó phụ nữ nên tế nhị vui vẻ để nhờ mọi người trong gia đình giúp một vài công việc tùy theo khả năng để tạo thành một bữa cơm sum họp và đầm ấm.
Mỗi vùng, mỗi miền trên đất nước đều có các tập quán riêng về ăn uống và có ít nhiều thay đổi về cách nấu nướng, cách nêm nếm, và cách sử dụng gia vị. Chẳng hạn như các món ăn miền Bắc nếu cần độ chua thì sử dụng độ chua dịu của giấm bỗng, của mẻ, của quả sấu... Các món ăn thường có gia vị mặn đậm đà, ít dùng chất đường vì cho rằng nêm đường nhiều, món ăn sẽ ngọt lờ lợ. Trái lại, miền Nam thường sử dụng độ chua nhiều của me, của chanh, hay nêm thêm đường vào các món ăn cho dịu và thường dùng nhiều nước dừa tươi hay nước cốt dừa trong các món nấu, dùng gia vị cay của ớt. Miền Trung cũng sử dụng vị cay nhiều của ớt nhất là ớt hiểm, về độ mặn cũng tương tự như miền Bắc.
Trong tập sách "Nấu ăn gia đình - miền Bắc" này, tác giả giới thiệu đến các bạn một số món ăn được sắp thành 25 thực đơn cho các bữa ăn hằng ngày. Tuy rằng các nguyên liệu đặc trưng của miền Bắc nhưng có thể thực hiện dễ dàng ở mọi miền đất nước, vì các nguyên liệu này đều được cung cấp ở các chợ.