Ông Nguyễn Đắc Xuân được coi là nhà Huế học. Ông viết nhiều tác phẩm về Huế, như: 700 Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, Hỏi đáp về triều Nguyễn và Huế xưa (6 tập), Kiến thức triều Nguyễn và Huế xưa (4 tập), Hương giang cố sự...
Trong cuốn sách NAM BỘ VỚI TRIỀU NGUYỄN VÀ HUẾ XƯA (GÓC NHÌN SỬ VIỆT) ghi lại những câu chuyện về con người với tính cách hào sàng của một vùng đất Nam Bộ trù phú lúa gạo, tôm cá.... Đây cũng là nơi trung hưng, mở ra thời kỳ 13 đời vua Nguyễn ở Thuận Hóa, Phú Xuân.
Tác giả nêu ra lý do: “Các chúa Nguyễn có công chinh phục và khai phá vùng đất Nam Kỳ. Nhờ đó mà khi các chúa Nguyễn mất ngôi (1774), một người cháu của các chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh đã sử dụng được nhân tài vật lực của Nam Kỳ để khôi phục lại được ngai vàng, mở ra triều đại các vua Nguyễn sau này. Vì thế, con cái các quan người Nam kỳ ra kinh đô Phú Xuân làm dâu, làm phò mã các vua Nguyễn rất nhiều. Trong đó, có Bà được tấn phong làm Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu, Thái hoàng Thái hậu... đều là những vị có đạo đức, nhân phẩm và làm rạng danh xứ sở Nam kỳ lục tỉnh... "
Cuốn sách cho thấy do ảnh hưởng của các bà Hoàng có thế lực gốc Nam kỳ trong cung Nguyễn nên giọng nói sang trọng nhất của các Ba là giọng Huế pha Nam Bộ. Ví dụ các Bà nói: “Ba ngày Tết thèm ăn một tô canh các phác lác” - hai từ “phác lác” cuối cùng nói bằng giọng mũi của Nam kỳ. Cũng nhờ ảnh hưởng của các Bà mà nhiều món ngon vật lạ của đất Nam kỳ được nhập về Huế...
Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân. Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa triều Nguyễn và Huế. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ông đã xuất bản hơn 50 đầu sách về nghiên cứu lịch sử, văn hóa triều Nguyễn và Huế xưa.