Mặt trời mọc ở phía Tây : bút ký

Mặt trời mọc ở phía Tây : bút ký

Mắt Quạ Tinh Tường (Thời Niên Thiếu Của Sherlock Holmes, #1)

Mắt Quạ Tinh Tường (Thời Niên Thiếu Của Sherlock Holmes, #1)

Mặt trái của danh vọng

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
34569151
tản văn tùy bút tiểu luận vh
thư viện khth
[...] Ban đầu tôi định viết một cuốn sách về sự tan rã của xã hội loài người. Độc giả hẳn sẽ thắc mắc: " Sự tan rã cảu xã hội loài người nghĩa là như thế nào? Làm sao chuyện ấy có thể xảy ra được?" Vâng, đó là cảm nhận riêng của tôi khi nghĩ về tương lai của loài người. Con người có thật sự cần đến xã hội hay không? Con người cần đến xã hội khi họ yếu ớt và cô đơn. Họ cần xã hội để được hỗ trợ sinh tồn, để được bảo vệ, và chia sẻ cảm xúc. Nhưng ngược lại, xã hội cũng mang đến cho họ những bổn phận, ràng buộc, và trách nhiệm. Phần lớn những khổ đau của loài người cũng là do xã hội đem đến, thông qua tương tác giữa người với người: học hành thua kém bạn bè, không kiếm được việc làm ưng ý, công danh gạp ghềnh gian nan, kiếm tiền khó khăn, kinh doanh phá sản, bất hạnh trong tình yêu và hôn nhân, v.v...

Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã sắp đạt đến ngưỡng giải phóng con người khỏi đồng loại. Rất nhiều loại robot, nhân cơ (cyborg), công cụ, và các biện pháp trị liệu sẽ ra đời hỗ trợ mỗi người an vui với cuộc sống một mình. Vậy họ có cần đến xã hội nữa không? Câu trả lời có thể là không. Con nguwoif thậm chí không cần đến gia đình để thỏa mãn nhu cầu sinh lý, sinh sản, nuôi dưỡng con cái, và các nhu cầu tình cảm. Niềm tin của tôi càng được củng cố khi đọc lại những ý tưởng của Rousseau. Trong cuốn Khảo luận thứ hai về nguồn gốc của bất bình đẳng, triết gia lừng danh người Pháp này nhận định chính xã hội làm cho con người căm ghét nhau ở cùng mức độ như quyền lợi của họ xung đột nhau. Ông cho rằng trong trạng thái của tự nhiên, con người ít nhu cầu, ít tương tác với người khác, nhưng vẫn có thể sống hạnh phúc. Chính xã hội và văn hóa đã khiến con người trở nên độc ác. Rousseau không phải là người duy nhất trăn trở về sự cô độc của loài người. Trong tiểu luận nổi tiếng Chơi bowling một mình: sự suy giảm vốn xã hội ở Hoa Kỳ được viết năm 1995, Robert Putnam từng phàn nàn về sự suy giảm mọi dạng giao tiếp xã hội mà người Mỹ dùng để kiến tạo, giáo dục, và kết nối đời sống xã hội. Tờ Japan Times của Nhật Bản cho biết có đến 40% thanh niên độc thân của Nhật Bản không quan tâm đến quan hệ luyến ái, trong đó nhiều người cho rằng mối quan hệ như vậy là phiền toái và muốn dành nhiều thời gian hơn để theo đuổi sở thích cá nhân: công việc hay là học hành (Ji Ji, 2015). Giáo sự triết học Seidel, Đại học Miami cũng từng đặt câu hỏi: liệu trong tương lai, có thời điểm nào đó sống cô độc và không cần sex với người khác trở thành hiện tượng phổ quát của loài người,? Câu hỏi này đến từ một quan sát thú vị: loài hổ sống một mình và có quan hệ giao phối đực cái, trong khi loài cá không giao phối nhưng lại sống theo bầy đàn (Seidel, 2008) [...]
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/34569151
Số trang 297
Rating 3.50
Tác giả Nguyễn Kiều Dung