Những bí mật dẫn đến thành công chỉ thông qua việc thay đổi ngoại hình
Trong buổi phát biểu chính thức ngay sau thất bại ở kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 45, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã xuất hiện trong một bộ trang trang phục màu tím sẫm, sát cánh bên bà – cựu tổng thống Bill Clinton – hộ tống vợ trong một bộ suit màu đen lịch lãm, đi kèm chiếc cà vạt bằng lụa cũng một màu tím sẫm. Sắc tím trên bộ trang phục của cặp vợ chồng nổi tiếng khi đó tượng trưng cho sự hòa hợp, hòa giải và tái hợp tác – một thông điệp hết sức cầu thị và văn minh ngay cả khi chiến thắng chung cuộc không thuộc về phe họ.
Câu chuyện này chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ về việc những nhân vật chính trị quyền lực, những doanh nhân thành đạt bậc nhất, những ngôi sao màn bạc và những người nổi tiếng… là những người luôn biết cách “lợi dụng” ngoại hình (mà cụ thể ở đây là phục trang), như một trong những “phát ngôn viên” vô hình mà đắc lực. Hơn cả công dụng che đậy cơ thể hay đơn giản chỉ-để-làm-đẹp, phục trang là một chiếc danh thiếp mà chúng ta vô thức chìa ra với thế giới ngay cả khi ta chưa kịp giới thiệu tên họ mình.
Một người đàn ông biết ăn mặc một cách chỉn chu lịch lãm sẽ gợi cảm giác anh là người mạnh mẽ và đáng tin. Một người phụ nữ biết chọn trang phục phù hợp với vóc dáng của mình sẽ tạo cảm giác cô thật tinh tế và khéo léo. Một chàng trai trẻ mới đi làm sẽ đạt được nhiều sự chú ý hơn nếu anh biết phục trang một cách gọn ghẽ và tự tin. Một vị quản lý dường như có uy thế hơn hẳn nếu hôm nay ông mặc suit – món đồ biểu tượng cho quyền lực nam tính của người đàn ông… Trong phần lớn những cuộc tiếp xúc lần đầu, ngoại hình của bạn là thứ tác động nhanh chóng, mạnh mẽ và trực tiếp lên đánh giá của người đối diện. Nếu bạn ăn mặc như thế mình là một nhân vật đáng trọng, tất yếu người khác sẽ phải lựa chọn thái độ tương xứng khi đối diện với bạn.
Nhưng, làm thế nào để được coi là “mặc đẹp”?
Trước khi tìm ra định nghĩa của việc “mặc đẹp”, hãy thử lược qua những ví dụ về một bộ trang phục không phù hợp hoặc một tác phong kém tự tin có thể ảnh hưởng xấu đến thế nào cho công việc và các mối quan hệ của bạn:
- Một cậu nhân viên trẻ tuổi mặc bộ suit rộng thùng thình dễ làm người ta liên tưởng đến một người có tác phong lôi thôi.
- Một cô gái trẻ đi chiêu đãi đối tác lại đóng bộ trong đồ công sở dễ làm người ta thấy ngột ngạt cứng ngắc.
- Một phụ nữ có một buổi thuyết trình quan trọng trước lãnh đạo công ty lại mặc một chiếc đầm quá đỗi sặc sỡ.
Những chi tiết hết sức nhỏ nhặt nhưng lại có khả năng làm tổn hại đến hình ảnh của bạn, vì nó đánh mạnh vào “cảm giác” của người đối diện.
Bạn không cần phải lộng lẫy như một tín đồ thời trang hay một nữ hoàng thảm đỏ, bạn chỉ đơn giản là cần nắm được những nguyên tắc ăn mặc giúp bạn trở nên sáng giá trong môi trường làm việc nhiều cạnh tranh và trong các mối quan hệ đời sống. Nhưng bạn có thể học từ đâu về những điều nên làm và những điều không nên trong chuyện ăn mặc, để có thể xuất hiện trong một diện mạo chỉn chu và gây được ấn tượng tốt nhất? “Mặc đẹp để thành công” sẽ giúp bạn làm được điều đó. Tác phẩm là một tập hợp những quan sát hết sức tinh tế, những kinh nghiệm, những mẹo nhỏ, những kỹ năng mềm về chuyện ăn mặc và phong cách cá nhân. Nhằm giúp bạn gây được thiện cảm và được đánh giá cao bởi tất thảy lãnh đạo, đồng nghiệp và đối tác, ở tất thảy các môi trường, từ trong văn phòng, trong phòng họp, đến trong quán café hay một nhà hàng chiêu đãi…
Cuốn sách được viết nên bởi một chuyên gia Xây dựng phong cách cá nhân người Nhật Bản, bà Yukiko Nishimura, người phụ nữ nổi tiếng đã có kinh nghiệm gần 15 năm làm việc trong lĩnh vực Thời trang và gần 10 năm liên tiếp xây dựng phong cách cho tất cả Hoa hâu Nhật Bản tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới.
Sẽ không còn ai là người phù hợp hơn Yukiko Nishimura để giúp bạn định hình và xây dựng phong cách cá nhân. Bạn đang có trong tay những bí mật để chuyển mình trở thành hình mẫu “Người đàn ông thành đạt” hay “Người phụ nữ tự tin” – những con người luôn luôn nổi bật và nắm giữ trong tay vô số cơ hội để tỏa sáng trong cuộc đời của chính mình.