Luật tiếp công dân - luật hòa giải và hướng dẫn tra cứu 870 câu giải đáp vướng mắc thường gặp : luật tiếp công dân số 42/2013/QH13 có hiệu lực thi hành 01-7-2014
Dư luận xã hội trong thời gian vừa qua đã dành sự quan tâm cho các trường hợp án oan sai, đặc biệt là án hình sự đã thi hành nhiều năm. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là những người được minh oan sẽ được bồi thường như thế nào sau khi phải chịu hàng chục năm giam giữ?
Cơ quan chức năng sẽ bồi thường bằng những hình thức nào? Căn cứ nào để định lượng khoản bồi thường? Nguồn bồi thường sẽ được lấy từ đâu? Đây đã không còn dừng lại ở những tranh luận xã hội mà nó còn trở thành những ý kiến trái chiều ngay cả với các cơ quan chức năng của Nhà nước. Sự thiếu đồng nhất này bắt nguồn từ những hạn chế của các quy định pháp luật về bồi thường án oan sai đã tồn tại.
Ngày 1-7, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) 2017 đã chính thức có hiệu lực và thay thế hoàn toàn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Đây được coi là là công cụ để tháo gỡ các khúc mắc, cản trở đang còn tồn tại trong việc giải quyết quyền lợi cho những người phải chịu án oan sai.