Lẽ phải dạy ta rằng một người đàn bà góa có thể vì tình yêu ở vậy suốt đời, không một ngày quên người đã mất. Trái lại, không yêu chồng mà lúc chồng qua đời, còn thủ tiết cho đến khi nhắm mắt, chỉ là hi sinh vô nghĩa cho một tục lệ trái với thiên đạo.
Tục lệ ấy là một tục lệ được người xưa hoan nghênh, kính trọng. Theo nền luân lý thường ngàn năm để lại, đã là đàn bà thì chỉ có thể lấy một chồng. Tình yêu không có nghĩa lý gì. Ngay từ hôm cưới, người vợ đã thành ra thuộc quyền sở hữu của ngườì chồng, của gia đình chồng, và nếu chồng khuất núi, bổn phận của vợ là phải thủ tiết hết đời, dẫu đối với chồng, không có mẩy may thương nhớ.
Cô Nhung trong truyện "Lạnh lùng" chính ở trong cái cảnh huống ngang trái ấy. Chung quanh cô, là mẹ đẻ cho đến mẹ chồng, ai nấy đều có cho bổn phận tự nhiên của cô - một người đàn bà góa đương xuân - là chịu sự lạnh lùng của một đời lẻ loi đề giử tiếng thơm cho hai họ. Nhưng ở trong một xã hội nệ cổ thế, với một tâm hồn yếu ớt, không đủ chí như cương quyết để chống với hoàn cảnh lẽ tự nhiên là bi khuân theo hoàn cảnh.
Bỗng tình yêu đến. Nhưng bỗng cảm thấy sự trống trải của một đời quá phụ : Nhung bỗng nhận ra rằng cả đời cô không phải là để hi sinh cho một tiếng thơm hão. Cả tâm hồn cô lúc ấy chỉ là hi vọng, hi vọng sống mội đời đầm ấm tình yêu.
Trát lại, hoàn cảnh cố giam cầm Nhung trong cỏi đời lạnh lẽo cô độc. Tục lệ, thành kiến của những người chung quanh đều bắt buộc Nhung dập tắt ngọn lửa ái tình đã nhóm trong lòng cô - ái tình mà người ta coi là đốn mạt - và nếu Nhung không dập được tắt, lại cố bắt buộc cô giấu diếm để giữ lấy tiếng thơm, lấy thể diện cho nhà mình, cho nhà chồng. Nhung không đủ can đảm và vì quá thương mẹ, đã tự dấn thân vào một đời sảo quyệt, gian trá, giả đạo đức.
Nhưng lỗi ấy không phải tội Nhung. Lỗi cũng không phải tội bà Án. Mà cũng không tại ai cả. Lỗi là lỗi của nền luân lý chật hẹp muốn khuôn hết tính tình của người ta vào những mẫu nhất định, bất di dịch, một nền luân lý đã coi rẽ hạnh phúc "con người".
HOÀNG-ĐẠO