Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn lớn của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước 1945, những tác phẩm Vũ Trọng Phụng thường khai thác đời sống thị thành. Ở đó, nhà văn đã chứng kiến một xã hội Việt Nam bị thay đổi, rúng động trong mọi mối quan hệ xã hội. Nho giáo phong kiến bị thất thế nhưng vẫn ngự trị ngấm ngầm, còn làn sóng văn minh phương Tây cưỡng ép đã tạo nên những sự thay đổi lố lăng, kệch cỡm với đủ trò giả trá, mị dân. Xóm Thị Cầu trong Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng là một nơi của sự biến đổi đầu đau đớn, chua chát đó.
Viết Kỹ nghệ lấy Tây, tác giả muốn cho mọi người thấy được hiện thực của xã hội nước ta những năm 1930 bi hài đều có. Nhưng họ có khác nhau gì đâu, tất cả đều là nạn nhân của sự phụ tình, của những lễ nghi Nho giáo phong kiến để rồi bước đường cùng phải dấn thân vào kiếp me Tây! Qua đó người viết muốn cho mọi người thấy được số phận của con người trước sự thay đổi của xã hội. Thiên phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây của nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng xuất hiện lần đầu trên báo Nhật Tân năm 1934, và đến bây giờ người đọc nó vẫn còn những liên tưởng cụ thể trong đời sống thực tại.