I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Kinh tế học vi mô mới
Tác giả: PIERRE CAHUC
Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước
Khổ sách: 13 x 20,5 cm
Số trang: 216 trang
Giá bìa: 55.000VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2015
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Tác giả
Pierre Cahuc là Giáo sư Khoa học Kinh tế Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne, thành viên của Viện Đại học Pháp (Institut Universitaire de France) và giảng dạy tại trường Bách Khoa (École Polytechnique).
2) Tác phẩm
Mục đích của kinh tế học vi mô mới là nghiên cứu hành vi của những cá nhân duy lí, trong một thế giới hoàn toàn không có sẵn thông tin, và trong đó những quyết định cá nhân không được một người xướng giá phối hợp.
Kinh tế học vi mô mới được hình thành tuần tự từ những phê phán rời rạc, thường lúc đầu là riêng biệt, đối với mô hình walrasian. Trong chiều hướng này, định nghĩa của chúng tôi về chương trình nghiên cứu của kinh tế học vi mô mới có tính hồi cố: không có một trường phái hay một chương trình được thiết chế hóa, kinh tế học vi mô mới ra đời, vào cuối những năm bảy mươi, từ sự hội tụ của một số công trình ngày càng tăng nhằm nghiên cứu những hành vi cá nhân bằng cách hợp nhất những tương tác chiến lược và những khuyết tật thông tin, vừa giữ lại giả thiết truyền thống về tính duy lí. Một biến hóa như thế đã khơi lên sự đổi mới sâu sắc những công cụ phân tích.
Những công cụ phân tích mới: lí thuyết trò chơi và kinh tế học thông tin
• Lí thuyết trò chơi (chương I) nghiên cứu cách các tác nhân duy lí xử lí những tình thế xung đột. Do đó lí thuyết này nghiên cứu ý nghĩa của giả thiết tính duy lí, khi mà sự thỏa mãn của một cá nhân trực tiếp chịu tác động của những quyết định của các tác nhân khác, và lí thuyết xác định những khái niệm lời giải[1] nhằm tiên đoán những tình thế mà những cấu hình xung đột khác nhau đưa đến.
Phương pháp được lí thuyết trò chơi phát triển có xu hướng áp dụng được vào tất cả những tình thế trong đó những quyết định cá nhân trực tiếp phụ thuộc lẫn nhau, dù đó là những quyết định thuộc về lĩnh vực của khoa học chính trị, lí thuyết kinh tế, chiến lược quân sự hay ngay cả sinh học. Lí thuyết này được von Neumann và Morgenstern đưa vào kinh tế năm 1944 trong một tác phẩm có tên Theory of Games and Economic Behavior [Lí thuyết trò chơi và hành vi kinh tế]. Nhưng phải đến đầu những năm tám mươi, sau một thời gian chín muồi lâu dài, được đánh dấu bằng những công trình của Nash [1951], Luce và Raifa [1957] và của Shapley [1953], thì toàn bộ những vấn đề do các tương tác chiến lược đặt ra mới được phân tích một cách có hệ thống trong khuôn khổ của lí thuyết trò chơi (như được minh chứng bằng những giáo trình của Friedman [1986], Kreps [1990], Fudenberg và Tirolle [1991], Mas-Colell et al. [1995]).
• Kinh tế học thông tin (chương II) nghiên cứu hành vi của các tác nhân đối mặt với những vấn đề thu thập thông tin. Có thể lấy bài viết của Akerlof[2], công bố năm 1970, xử lí những vấn đề gắn liền với việc không quan sát được chất lượng của những chiếc ô-tô đã qua sử dụng, đây là khởi điểm của bộ môn này. Kinh tế học thông tin sử dụng nhiều những kết quả do kinh tế học về sự bất trắc thu được. Bộ môn sau này nghiên cứu dạng được khoác lên giả thiết tính duy lí khi các tác nhân ở vào tình thế bất trắc[3] [Savage, 1954; von Neumann và Morgenstern, 1944]. Nó cho phép làm rõ khái niệm rủi ro, và nghiên cứu hành vi của các cá thể duy lí trước rủi ro. Kinh tế học thông tin sử dụng những kết quả của kinh tế học về sự bất trắc vì một tác nhân đối mặt với những vấn đề thu thập thông tin phải xử lí những tình thế có rủi ro. Ví dụ, một người tiêu dùng khi quyết định mua một sản phẩm trong một cửa hàng mà không thăm dò những nơi bán khác lấy rủi ro trả một giá tương đối cao hơn. Mục tiêu của kinh tế học thông tin là xác định những cấu trúc thông tin, được đặc trưng bằng những dạng rủi ro, và phân tích một cách có hệ thống những vấn đề nổi lên từ mỗi cấu trúc này.
Lí thuyết trò chơi và kinh tế học thông tin lúc ban đầu đã phát triển tương đối độc lập với nhau. Nhưng hai bộ môn này có những quan hệ hỗ tương chặt chẽ, trong giới hạn mà các tác nhân thường vừa ở tình thế rủi ro vừa ở tình thế xung đột. Trong thực tế, vì lí thuyết trò chơi cho phép nghiên cứu những hệ quả của những quan hệ xung đột trong tình thế rủi ro, nên bộ môn này thật sự là cái khuôn của kinh tế học vi mô mới.
Cuối cùng, lí thuyết trò chơi và kinh tế học thông tin cho phép nghiên cứu những hành vi cá thể trong một thế giới phức tạp và phong phú hơn nhiều thế giới của kinh tế học vi mô truyền thống. Đặt cơ sở ban đầu trên việc nghiên cứu chỉ một thể chế rất đặc biệt - thị trường walrasian -, ngày nay kinh tế học vi mô có khả năng nghiên cứu hoạt động của những thể chế rất khác nhau.
3) Mục lục
Lời nhà xuất bản
Dẫn nhập
1. Kinh tế học vi mô truyền thống
Mô hình cân bằng chung walrasian
2.Kinh tế học vi mô mới theo kiểu cũ
3. Kinh tế học vi mô mới
I. Lí thuyết trò chơi
1. Trò chơi tĩnh
Trò chơi và chiến lược
Chiến lược bị khống chế ngặt
Tương tác chiến lược và thiếu phối hợp
Khử những chiến lược bị khống chế ngặt
bằng cách lặp
Cân bằng Nash
Chiến lược hỗn hợp
Tính bội của những cân bằng Nash
Liên lạc trao đổi và những cân bằng tương quan
Khái niệm tiêu điểm
Những quy ước
Những trạng thái ổn định tiến hóa
2. Trò chơi động
Biểu trưng cấu trúc liên tiếp của những
quyết định: Viết trò chơi dưới dạng mở rộng
Cân bằng Nash trong những trò chơi liên tiếp
Truy toán lùi và cân bằng hoàn hảo trong trò chơi con
Những vấn đề phép truy toán lùi đặt ra
Trò chơi lặp lại
Kết luận
II. Kinh tế học thông tin
1. Những tương tác chiến lược với thông tin
không đối xứng
Trò chơi tĩnh với thông tin không đầy đủ
Trò chơi liên tiếp với thông tin không đầy đủ
2. Lựa chọn nghịch
Tính không hiệu quả của cạnh tranh trên thị trường xe ôtô đã qua sử dụng
Khả năng thu thập thông tin riêng nhờ phân biệt đối xử trên thị trường bảo hiểm
Lí thuyết tín hiệu
3. Rủi ro đạo đức
Quan hệ người uỷ quyền-người đại diện với hành động bị che khuất
Hợp đồng tối ưu khi không có nỗi ngại rủi ro
Hợp đồng tối ưu khi có nỗi ngại rủi ro
Quan hệ người uỷ quyền-người đại diện với thông tin bị che giấu
Những bài học của các mô hình người ủy quyền-người đại diện
Kết luận
III. Một lĩnh vực ứng dụng ưu tiên:
Kinh tế học công nghiệp
1. Cạnh tranh không hoàn hảo
Cạnh tranh trong một khuôn khổ tĩnh
Cạnh tranh về số lượng: cân bằng Cournot
Cạnh tranh về giá: mô hình Bertrand
Cạnh tranh về giá và ràng buộc năng lực: sự phục hồi mô hình Cournot
Cạnh tranh về giá trên những sản phẩm phân biệt hóa
Những mô hình phân biệt hóa theo chiều ngang
Những khía cạnh động của cạnh tranh
Cạnh tranh về giá và thông tin không đối xứng
Cạnh tranh về giá và danh tiếng
2. Các tổ chức: từ hợp đồng cổ điển đến quan hệ thứ bậc
Kinh tế học vi mô truyền thống và tính nhị nguyên thị trường-doanh nghiệp
Từ những chi phí giao dịch đến kinh tế học tổ chức
Kinh tế học vi mô mới và kinh tế học tổ chức
Những hợp đồng không đầy đủ
Những phương thức quản lí khác nhau những hợp đồng không đầy đủ
Phương thức quản lí tối ưu những hợp đồng không đầy đủ
Kết luận
Kết luận
Một lí thuyết về tính không hiệu quả của những giao dịch thị trường
Nhiều lĩnh vực ứng dụng
Từ kinh tế học vi mô mới đến sự đổi mới của kinh tế học vĩ mô
Những giới hạn của giả thiết tính duy lí kinh tế
Những bài học của “kinh tế học thực nghiệm”
Nhiều mô hình ra quyết định mới
Thư mục