Thời Vạn Lịch (1573 - 1620) triều Minh Trung Quốc vào năm 1610 tại Tô Châu xuất hiện bộ tiểu thuyết chương hồi dài "Kim Bình Mai" đã làm cho nhiều người xôn xao bàn luận. "Kim Bình Mai" là tên gọi của ba cô gái: Phan Kim Liên, Lý Bình Nhi và Bàng Xuân Mai, lâu nay có người gọi tác phẩm là: "Ba cô gái đẹp trầm luân trong bể ái". Giữa lúc vườn hoa tiểu thuyết nở rộ..., Kim Bình Mai ra đời đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, vì nó là bộ tiểu thuyết dài đầu tiên do nhân dân độc lập sáng tạo.
Hiện thực được phản ánh trong "Kim Bình Mai" là bộ mặt thật của xã hội phong kiến thời Minh từ sau Chính Đức đến giữa Vạn Lịch. Tác giả muốn thông qua nhân vật điển hình là Tây Môn Khánh để vạch trần sự xấu xa bỉ ổi của xã hội đương thời. Sự ruồng nát nằm ngay trong chốn cung đình, bọn hoạn quan ỷ thế làm nhiều điều xằng bậy ngay cạnh nhà vua...
Thế giới ấy chính là thời đại tác giả đang sống. "Kim Bình Mai" không mô tả quá trình lịch sử, không mở rộng không gian theo chiều rộng, mà tác giả chủ yếu khắc họa một nhân vật điển hình Tây Môn Khánh, những sự việc xảy ra quanh gia đình rồi mới đến ngoài xã hội, chỉ riêng 5 người thiếp của Tây Môn Khánh đẽ kéo theo bao nhiêu các mối quan hệ chằng chịt...
Tác phẩm còn miêu tả những con người nhỏ bé thuộc tầng lớp dưới của xã hội và bọn vô lại nơi thị thành: Có những tên nịnh hót như Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại; bọn du thủ du thực mất dạy như Trương Thắng, Lưu Nhị...
v.v...
Kêt cấu của "Kim Bình Mai" gồm 100 hồi, mỗi hồi có một câu chuyện nổi bật, song nó đã thoát khỏi kết cấu của chương hồi, của bản thoại và các loại chuyện kể khác nhau. Nó đã dẫn chuyện xoay quanh một nhân vật trung tâm. Có thể thấy đây là câu chuyện của một gia đình xoay quanh chuyện của ba cô gái: Kim - Bình - Mai. v.v...