Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trước thế kỷ 19. Tuy nhiên các công trình còn sót lại chủ yếu được xây dựng từ sau thế kỷ 17-18.
Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng đây là một sao bản của kiến trúc Trung Hoa tuy nhiên chính kiến trúc Việt Nam mới ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Trung Hoa có thể nói kết cấu mái cong, ngói âm dương (Ngói lưu ly) là sáng tạo của người Việt cổ. Ở Kiến trúc cổ Việt Nam ngoài kết cấu đấu-củng truyền thống thì người Việt đã biến tấu sáng tạo thêm dùng bảy/kẻ "tàu đao lá mái" để cấu tạo mái cong, sáng tạo thêm nhiều loại ngói.