Hiện tượng nhân quả báo ứng : Phật giáo & đời sống 12

Hiện tượng nhân quả báo ứng : Phật giáo & đời sống 12

Hiện tượng con người

Hiện tượng con người

Hiện tượng học tinh thần. T 1

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58853416
tôn giáo triết học tâm lý
thư viện khth
“Hegel phủ nhận tương lai,
nhưng không tương lai nào phủ nhận được Hegel cả.”
– Ernst Bloch

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng Hiện tượng học Tinh thần là một trong các tác phẩm khó nhất và tham vọng nhất trong kho tàng triết văn thế giới. Tuy thế, bất chấp nhận định của W. Winderlband hơn 100 năm trước “Giống người đã có thể hiểu được quyển Hiện tượng học Tinh thần của Hegel đang trên đà tuyệt chủng. Giờ đây, ngay số người đã chịu khó đọc tác phẩm ấy từ đầu đến cuối chắc cũng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay mà thôi” thì Hiện tượng học Tinh thần vẫn cứ tiếp tục có ma lực dị thường. Và muốn tìm hiểu về Hegel không còn cách nào khác chúng ta phải bắt đầu với Hiện tượng học Tinh thần – tác phẩm lớn đầu tiên và cũng là tác phẩm thiên tài nhất của ông.

Cuốn sách này trình bày cái biết đang trở thành (daswerdende Wissen). Hiện tượng học tinh thần có nhiệm vụ thay chỗ cho những giải thích có tính tâm lý học hay cho cả những biện giải trừu tượng về việc đặt cơ sở cho cái biết. Nó xem xét việc chuẩn bị để đi đến với khoa học từ một cách nhìn làm cho việc chuẩn bị ấy là một khoa học đầu tiên, mới mẻ và lý thú của Triết học. Nó bao hàm những hình thái khác nhau của tinh thần như là những chặng đường của con đường đưa Tinh thần trở thành cái biết thuần túy hay Tinh thần tuyệt đối. Vì thế, cái biết thuần túy được xem xét trong các bộ phận chủ yếu của môn khoa học (hiện tượng học) vốn được chia ra thành: ý thức, Tự – ý thức, lý tính quan sát và lý tính hành động, bản thân Tinh thần với tư cách là Tinh thần đạo đức (xã hội). Tinh thần được đào luyện trong thế giới văn hóa và Tinh thần luân lý và sau cùng như là Tinh thần tôn giáo trong những hình thức khác nhau của nó. Sự phong phú của các hiện tượng của Tinh thần thoạt nhìn như một sự hỗn mang ấy được đưa vào một trật tự khoa học. Trật tự ấy trình bày các hiện tượng này dựa theo tính tất yếu của chúng, trong đó những hiện tượng chưa hoàn hảo tự giải thể và quá độ sang những hiện tượng cao hơn như là chân lý (hay sự thật) sát cận nhất của chúng. Chúng sẽ tìm thấy chân lý (hay sự thật) tối hậu thoạt đầu ở trong tôn giáo, rồi ở trong khoa học (Triết học tư biện) như là kết quả của cái Toàn bộ” (Hegel).
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58853416
Số trang 806
Rating 0.0
Tác giả Georg Wilhelm Friedrich Hegel ; Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải