Cuốn sách Hàng Gòn - kỳ quan cự thạch Việt Nam của nhóm tác giả PGS.TS Phạm Đức Mạnh, PGS.TS Nguyễn Giang Hải và Ths. Nguyễn Hồng Ân được xuất bản nhằm giới thiệu đầy đủ thông tin quan trọng nhất và các kết quả nghiên cứu mới nhất về di sản quý báu này đến nhân nhân trong nước và bạn bè quốc tế.
Phần I, các tác giả giới thiệu đôi nét về điều kiện tự nhiên và nhân dân tiểu vùng đất đỏ ba dan phong hóa Đồng Nai đặt trong khung cảnh chung của môi trường sinh thái toàn miền Đông Nam Bộ, với các hệ thống dẫn liệu khảo cổ liên quan đến hoạt động cư trú và sáng tạo văn hóa của các tập thể người cổ từ buổi đầu Đá cũ đến những làng cổ làm nông, săn bắn, hái lượm lâm thủy sản và những hoạt động thủ công, những nghĩa địa mai táng người chết trong mộ đất, mộ chum vò gốm .v.v.
Phần II là nội dung chính yếu của công trình, giới thiệu chi tiết về lịch sử khám phá, khai quật và nghiên cứu quần thể kiến trúc Cự thạch hàng Gòn qua các giai đoạn từ năm 1927 đến năm 2015, đặc biệt trình bày về các di tích liên quan trực tiếp đến hàm mộ Đá lớn Hàng Gòn I (7A) và công xưởng Cự thạch Hàng Gòn II (&B), với các kết quả giám định thạch học, thành phần chất liệu đá, gốm, đồng thau và hệ thống niên đại 14C, với nhiều minh họa, thống kê chi tiết và hệt hống về các hiện trường ghi nhận chính trong hiện trường khảo cổ.
Ở phần III và Kết luận, là những nhận định bước đầu về đặc trưng văn hóa, về vị trí lịch sử của cả quần thể Cự thạch Hàng Gòn đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các di tích thời đại Kim khi ở “miệt cao” Nam Bộ nói riêng và trong bình diện văn hóa Cự thạch hiện biết ở khu vực và châu lục.