"Từ nhỏ, Hugo đã tuỳ sức mình mà giúp đỡ cho công việc của bố mẹ, hoặc đi theo họ theo họ khắp nơi, đến không ít địa phương ở Châu Âu. Cho đến sau khi Napoleon bại trận, ông mới trở về Paris, theo học một vị mục sư già. Cậu rất có năng khiếu văn chương, từ nhỏ đã bắt đầu làm thơ. Năm tiếp theo, viện Hàn lâm Pháp tổ chức thi thơ văn, cậu đã nhận được giải thưởng với tác phẩm Ích lợi của việc đọc sách, và được tôn vinh là Thần đồng trác tuyệt. Năm mười bảy tuổi, Hugo cùng hai người anh kết hợp cho ra đời nhóm "Những kẻ bảo thủ của văn học", bắt đầu sáng tác tiểu thuyết, viết bộ tiểu thuyết vừa Hand' Islande. Năm hai mươi tuổi, anh cho xuất bản tập thơ làm từ thời thiếu niên với tên gọi Tụng ca và tạp thi, nhận được lời khen của vua Luis XVIII, mỗi năm thưởng cho anh 1000 franc.
Thời niên thiếu của Hugo chịu ảnh hưởng sâu sắc từ mẹ, anh muốn phục hưng lại vương triều phong kiến, nhưng chế độ phong kiến hủ lậu khiến anh dẫn dần tỉnh ngộ. Một lần, tận mắt nhìn thấy một cảnh trên đường phố Paris đã kích động tinh thần nhân đạo trong anh. Hôm đó, một người phụ nữ bị trói trên cột gỗ ở trước cửa toà án, bên cạnh bà lão là tờ cáo trạng :"Bị tội nghèo không nộp nổi thuế". Thời gian hành hình đến, một người đàn ông xé rách phần áo sau lưng bà, cầm một thanh sắt nung đỏ trong lò lửa di di trên vai bà, những tiếng "xèo xèo" thê thảm theo đó mà phát ra. Những tiếng gào khóc như khắc vào lòng Hugo, khiến anh cảm thấy bất bình với giai cấp phong kiến thống trị" (trích Lãnh tụ chủ nghĩa lãng mạn của văn học Pháp – Hugo).