Giáo trình được biên soạn nhằm giúp giảng viên và sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng trên phạm vi cả nước có thêm tài liệu dạy và học môn gia đình học, với hi vọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu về gia đình nói chung và đào tạo Công tác xã hội trong các trường cao đẳng, đại học nói riêng.
Giáo trình được biên soạn theo hướng giới thiệu các khái niệm then chốt, các lý thuyết cơ bản và một số chủ đề chính về gia đình. Sách được cấu trúc với 11 chương: Chương 1 (Khái niệm và lịch sử nghiên cứu), Chương 2 (Cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu gia đình), Chương 3 (Phương pháp nghiên cứu gia đình), Chương 4 (Sự đa dạng các hình thái gia đình), Chương 5 (Các chức năng cơ bản của gia đình), Chương 6 (Quan hệ giới trong gia đình), Chương 7 (Văn hoá gia đình), Chương 8 (Bạo lực gia đình và ly hôn), Chương 9 (Chính sách xã hội về gia đình), Chương 10 (Công tác xã hội với gia đình) và Chương 11 (Chiều cạnh giới trong công tác xã hội Việt Nam).
Bên cạnh viênc trình bày các luận điểm, nguyên lý cơ bản, giáo trình còn minh hoạ bằng tư liệu nghiên cứu trong nước và quốc tế, đồng thời cũng phân tích sự biến đổi các vấn đề cửa gia đình và cuối mỗi chương có gợi ý vận dụng kiến thức vào thực hành công tác xã hội.