“Cuốn sách Giáo dục Việt Nam thời cận đại gồm hai phần: Phần thứ nhất - Sự hình thành và phát triển của nền giáo dục Việt Nam thời cận đại, đó là nền giáo dục chính thống của người Pháp tổ chức trên đất nước ta. Phần thứ hai - Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực giáo dục: sự ra đời và phát triển của dòng giáo dục yêu nước và cách mạng, do những nhà yêu nước sáng lập, đối lập với nền giáo dục của người Pháp.
(...).Cuốn sách của tác giả Phan Trọng Báu là một công trình khoa học nghiêm túc chẳng những nó cho ta thấy bức tranh toàn cảnh của một giai đoạn chuyển đổi, một bước ngoặt quan trọng của giáo dục ờ nước ta từ giáo dục khoa cử Nho giáo sang nền giáo dục thực nghiệm mà còn có thể nhận định một số vấn đề như: Nhân dân ta đã tiếp thu nền giáo dục thực nghiệm của người Pháp như thế nào? Vì sao người Pháp không thể “Pháp hóa” được dân tộc ta mặc dù họ đã xác lập được nền giáo dục trên đất nước ta? Tại sao chúng ta có thể dạy bằng tiếng mẹ đẻ từ tiểu học đến đại học ngay sau khi giành được độc lập?...”