Soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật có vị trí quan trọng, diễn ra thường xuyên trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các chủ thể ban hành văn bản pháp luật nhằm thực hiện hoạt động quản lý một cách có hiệu quả nhất. Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý lên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước. Do vậy, ban hành văn bản pháp luật có chất lượng luôn là mục tiêu hàng đầu của các cơ quan ban hành ra chúng.
Trong chương trình đào tạo cử nhân luật, xây dựng văn bản pháp luật là môn học bắt buộc nhằm trang bị cho người học kiến thức về văn bản pháp luật và kỹ năng xây dựng văn bản pháp luật Như thẩm quyền ban hành, thủ tục, trình tự ban hành; quy tắc sử dụng ngôn ngữ để soạn thảo văn bản pháp luật, cách thức soạn thảo hình thức, nội dung văn bản pháp luật và kiểm tra, ra soát, xử lý văn bản pháp luật. Vì thế, việc biên soạn Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trường và nhu cầu của người học là thực sự cần thiết.
Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật được các tác giả biên soạn dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở khoa học, thực tiễn về xây dựng văn bản pháp luật, đồng thời kế thừa những nội dung vẫn còn phù hợp của các giáo trình trước với mong muốn giáo trình này thực sự hữu ích cho mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Chương 1: Khái quát về văn bản pháp luật
Khái niệm văn bản pháp luật
Tiêu chí đánh giá chất lượng văn bản pháp luật
Chương 2: Quy trình xây dựng văn bản pháp luật
Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật
Chương 3: Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật
Khái niệm ngôn ngữ trong văn bản pháp luật
Yêu cầu đối với ngôn ngữ trong văn bản pháp luật
Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản pháp luật
Chương 4: Hình thức văn bản pháp luật
Xác định tên loại văn bản pháp luật
Kỹ thuật trình bày hình thức văn bản pháp luật
Chương 5: Nội dung văn bản pháp luật
Soạn thảo nội dung văn bản quy phạm pháp luật
Soạn thảo nội dung văn bản áp dụng pháp luật
Chương 6: Kiểm tra, rà soát và xử lí văn bản pháp luật
Kiểm tra văn bản pháp luật
Rà soát văn bản pháp luật
Xử lý văn bản pháp luật
Chương 7: Soạn thảo một số văn bản pháp luật điển hình
Soạn thảo luật, pháp lệnh
Soạn thảo nghị quyết
Soạn thảo nghị định
Soạn thảo thông tư
Soạn thảo quyết định
Soạn thảo chỉ thị