Giải phẫu cái tự ngã đề cập tới vấn đề: cá nhân người Nhật Bản và sự hội nhập của họ vào xã hội Nhật. Lối tiếp cận của sách dựa trên sự phân tích cảm nhận của người Nhật về công và tư. Kiểu xã hội nào đã hình thành từ những cá nhân có khả năng ứng xử thường hằng qua lại giữa hai cực, dựa trên hai phương cách cảm nhận đồng thời và mâu thuẫn nhau? Doi thảo luận đặc điểm ấy của tâm lý Nhật Bản, thường với sự tham chiếu tâm lý học phương Tây. Ông so sánh sự chấn thương tâm lý cá nhân mà tâm lý học kinh điển phương Tây tin là kết quả của sự chia tách, với quan niệm của người Nhật cho rằng con người chỉ có thể đạt đến độ thành niên nhờ nhận biết và làm quen với sự khác biệt. Tác giả còn có một kiến giải độc đáo về tình yêu thiên nhiên cuả người Nhật. “Xem xét vì sao loại trải nghiệm này dường như mang tính Nhật Bản.”
Theo Doi, “ở Nhật, không có mặt Thượng đế với tư cách đấng sáng tạo, và do đó con người tìm sự an ủi trong việc tự đám chìm hoàn toàn vào thiên nhiên… Thiên nhiên không có một omote và một ura. Vì thế, nó có thể tin cậy hoàn toàn. Chỉ khi nào người Nhật có thể tiếp xúc với thiên nhiên, họ mới trải nghiệm được một tâm tình thực”.
So sánh với trải nghiệm phương Tây, Doi thấy người Nhật có một cảm thức khác trong nỗi đau con người:
Kiến giải của Takeo Doi quả là độc đáo. Tình yêu thiên nhiên của người Nhật, cái lối đồng nhất hoà với thiên nhiên hầu như lạ lùng ấy được soi chiếu trong một bối cảnh tâm lý đặc thù, gợi mở một cái nhìn mới về tính cách dân tộc.
Mỗi dân tộc, cũng như cá nhân, đều có bí ẩn. Vì bản thân đời sống đã là bí ẩn
Hiểu tự ngã cũng là mở rộng tự ngã.