GIÁ TÔI LÀ ĐÀN BÀ là tập truyện ngắn mới nhất của nhà văn Trần Kỳ Trung. Tập truyện thể hiện cái nhìn đa chiều, nhiều góc cạnh của nhà văn về cuộc sống, con người và xã hội. Qua trang văn, có khi nhà văn hồi cố, hoài niệm về chiến tranh, và những gì nó để lại (Nơi ấy hậu phương, Hai anh em, Lầm lẫn…), có khi nhà văn kể chuyện của cuộc sống hôm nay để hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai (Gía tôi là đàn bà, “Dây chuyền công nghệ”, Đọp - nhà thơ…) Có khi là chuyện trong nhà, cũng có khi là chuyện ngoài ngõ… Nhà văn đã chắp nhặt và đưa vào tác phẩm những điều mắt thấy tai nghe, rất gần gũi, tưởng như ta vừa bắt gặp đâu đó trong cuộc sống hàng ngày, để rồi mỗi người đọc chúng ta bất giác phải suy ngẫm, qua đó thôi thúc chúng ta sống tốt đẹp, bao dung và nhân ái hơn.
Truyện ngắn của Trần Kỳ Trung thuộc loại cổ điển, có tiết tấu chậm theo lối kể chuyện truyền thống, nhà văn chú trọng các chi tiết trong đời sống thực, luôn viết trong tâm thế nhập cuộc, luôn đau đáu với người với đời.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã đưa ra nhận xét sau: "Trần Kỳ Trung là một nhà văn có nỗi buồn, có nỗi sầu nhân thế. Anh không thể chịu đựng được với sự đạo đức giả, với sự hèn mạt của tâm hồn, với sự bạc bẽo của người đời. Anh không thể chấp nhận sự trớ trêu của cuộc sống bất công nhất là sự bất công được che đậy bằng cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa. Anh muốn đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu để loại bỏ nó đi. Do đó, giọng văn anh có lúc cực đoan. Tuy nhiên, đó là sự cực đoan đáng trân trọng, có thể nói là đáng yêu".
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết: “Trần Kỳ Trung không làm văn, anh chỉ viết đời. Đời của một người trải nhiều nghề nghiệp, lĩnh vực, lại hay nghe ngóng, suy tư, nên khi anh viết truyện cứ như tự nhiên là các cung bậc bi hài cứ ưa vào trang viết không cưỡng lại được. Truyện ngắn của Trần Kỳ Trung mộc mạc và chân thực, không phải truyện nào cũng hay, nhưng tôi ghi nhận ở anh một thái độ văn chương là đi đến tận cùng sự thật, yêu ghét rõ ràng. Và như vậy, cái sự khác nhau trong văn ngoài đời của anh tôi nói “ngỡ như” thôi, thực chất đó là sự thống nhất của con người nhà văn”.
Mã hàng 9786045632680
Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ
Tác giả Trần Kim Trung
NXB NXB Phụ Nữ
Năm XB 10-2016
Trọng lượng (gr) 330
Kích Thước Bao Bì 13,5x20,5
Số trang 272
Hình thức Bìa Mềm
Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Truyện ngắn - Tản Văn bán chạy của tháng
Giá Tôi Là Đàn Bà
GIÁ TÔI LÀ ĐÀN BÀ là tập truyện ngắn mới nhất của nhà văn Trần Kỳ Trung. Tập truyện thể hiện cái nhìn đa chiều, nhiều góc cạnh của nhà văn về cuộc sống, con người và xã hội. Qua trang văn, có khi nhà văn hồi cố, hoài niệm về chiến tranh, và những gì nó để lại (Nơi ấy hậu phương, Hai anh em, Lầm lẫn…), có khi nhà văn kể chuyện của cuộc sống hôm nay để hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai (Gía tôi là đàn bà, “Dây chuyền công nghệ”, Đọp - nhà thơ…) Có khi là chuyện trong nhà, cũng có khi là chuyện ngoài ngõ… Nhà văn đã chắp nhặt và đưa vào tác phẩm những điều mắt thấy tai nghe, rất gần gũi, tưởng như ta vừa bắt gặp đâu đó trong cuộc sống hàng ngày, để rồi mỗi người đọc chúng ta bất giác phải suy ngẫm, qua đó thôi thúc chúng ta sống tốt đẹp, bao dung và nhân ái hơn.
Truyện ngắn của Trần Kỳ Trung thuộc loại cổ điển, có tiết tấu chậm theo lối kể chuyện truyền thống, nhà văn chú trọng các chi tiết trong đời sống thực, luôn viết trong tâm thế nhập cuộc, luôn đau đáu với người với đời.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã đưa ra nhận xét sau: "Trần Kỳ Trung là một nhà văn có nỗi buồn, có nỗi sầu nhân thế. Anh không thể chịu đựng được với sự đạo đức giả, với sự hèn mạt của tâm hồn, với sự bạc bẽo của người đời. Anh không thể chấp nhận sự trớ trêu của cuộc sống bất công nhất là sự bất công được che đậy bằng cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa. Anh muốn đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu để loại bỏ nó đi. Do đó, giọng văn anh có lúc cực đoan. Tuy nhiên, đó là sự cực đoan đáng trân trọng, có thể nói là đáng yêu".
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết: “Trần Kỳ Trung không làm văn, anh chỉ viết đời. Đời của một người trải nhiều nghề nghiệp, lĩnh vực, lại hay nghe ngóng, suy tư, nên khi anh viết truyện cứ như tự nhiên là các cung bậc bi hài cứ ưa vào trang viết không cưỡng lại được. Truyện ngắn của Trần Kỳ Trung mộc mạc và chân thực, không phải truyện nào cũng hay, nhưng tôi ghi nhận ở anh một thái độ văn chương là đi đến tận cùng sự thật, yêu ghét rõ ràng. Và như vậy, cái sự khác nhau trong văn ngoài đời của anh tôi nói “ngỡ như” thôi, thực chất đó là sự thống nhất của con người nhà văn”.